Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

RẤT NHIỀU NGƯỜI BỊ NGỪNG THỞ TRONG GIẤC NGŨ; MỘT HỆ THỐNG TĂNG ÁP LỰC ĐƯỜNG THỞ DƯƠNG TÍNH CÓ THỂ GIÚP TRÁNH ĐƯỢC SỰ NGƯNG THỞ TRONG GIẤC NGŨ.

Ngưng thở trong giấc ngũ là vấn đề không xa lạ gì ở nước mỹ, ngay cả những người không nhận thức về điều này thì nó cũng đang xảy ra. Mỗi lần nhịp nghĩ thở tạm thời, hay gọi là ngưng thở có thể kéo dài ít nhất là từ vài giây đến vài phút. Sự ngắt quãng này có thể xảy ra 5 đến 30 lần trong 1 giờ, đôi khi xảy ra cả trăm lần trong một đêm. Trong mỗi nhịp ngừng thở đơn giản, bộ não của con người như chợt nhớ lại, tỉnh giấc và khôi phục hơi thở đang bị ngừng. và kết quả là làm cho giấc ngũ có sự cách quãng và chất lượng nghèo nàn.

Những dấu hiệu có thể xuất hiện trong nhiều năm mà không biết được, trong quá trình mỗi lần có cơn nghĩ thở như vậy đã trở thành điều kiện đủ để gây mất ngũ và ăn uống kém. Viện sức khỏe quốc gia cho rằng: vào khoảng 18 triệu người dân Mỹ, hay là cứ mỗi 15 người thì có 1 người, chịu đựng từ sự ngưng thở và hầu như 80% trong số 18 triệu dân bị ảnh hưởng thì không được quan tâm đến hiện tượng nghĩ thở tạm thời đang xảy ra, do đó nó không được ghi nhận và tìm ra.

Theo tiếng Hy lạp từ “apnea” hiểu là “không hơi thở” và có 3 loại không có thở: tắt nghẽn đường thở, ngưng thở kiểu thần kinh trung ương và hổn hợp. trong 3 loại không có hơi thở đó thì tắt nghẽn đường thở là hiện tượng chung nhất. sự ngưng thở do tắt nghẽn (OSA) gây ra do bởi sự đóng đường thở thường xuyên từ những mô mềm phía sau họng bị xẹp và đóng lại trong suốt giấc ngũ. Trong trường hợp ngưng thở kiểu thần kinh trung ương, đường thở không bị khóa lại nhưng có dấu hiệu các cơ hô hấp bị suy yếu. sự kết hợp của cả hai điều kiện tắt nghẽn và yếu cơ hô hấp được xem là ngưng thở hổn hợp.

Ngưng thở do tắt nghẽn trong giấc ngũ, là trường hợp thường gặp nhất chiếm 90% tổng số người bị. nếu không điều trị, có thể gây ra một số vấn đề bệnh lý như bệnh tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, nhức đầu, suy sinh dục và mất cân. ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nhất là ở những tài xế xe tải. thực ra sự ngưng thở trong giấc ngũ có thể được chẩn đoán và điều trị, có nhiều phương điều trị hữu hiệu đã được sữ dụng để điều trị bệnh lý này.

Một phương pháp điều trị giới thiệu là hệ thống tăng áp đường thở liên tục (CPAP).

“ CPAP, một hệ thống máy được thiết kế giúp chống lại vấn đề ngưng thở trong giấc ngũ, máy cung cấp một áp lực dương tính trong đường thở và ngăn ngừa sự tắt nghẽn và đóng đường thở. Mặt nạ đeo phủ qua mũi và được gắn vào hệ thống máy CPAP. Có rât nhiều loại mặt nạ CPAP mà bạn có thể chọn, có loại mặt nạ phủ toàn mặt, loại chỉ phủ qua mũi, hay là mội loại giống như gối nằm”. Các loại mặt nạ này đều có mục tiêu chung là khôi phục lại hơi thở bình thường trong suốt quá trình ngũ.

Người dịch: BS Nguyễn Đức Hoạt
THEO MEDICAL NEWS
Đăng ngày 28/12/2010

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

Theo các nhà ngoại khoa tổng quát Mỹ, hút thuốc lá làm hư hại trực tiếp đến tế bào và mô của cơ thể.

Ngay cả quảng cáo lâu đời và ngắn gọn nhất về thuốc lá cũng cho rằng thuốc lá gây hư hại tế bào và mô viêm một cách trực tiếp, và quảng cáo cũng nhắc lại rằng khả năng khôi phục lại tế bào hư hại của cơ thể con người thì rất yếu, đó là một thông tin mới nhất từ các nhà ngoại khoa của Mỹ.

Bà Benjamin, một nhà ngoại khoa người Mỹ đã nói rằng: các chất hóa học trong thuốc lá vào 2 phổi của bạn mỗi lần bạn hít thuốc vào và gây hư hại một cách trực tiếp.

Ngay cả như hít vào một lượng khói thuốc lá nhỏ nhất cũng có thể gây hư hại đến gen DNA, mà có thể dẫn đến ung thư.

Văn phòng Sở y tế của Mỹ gọi tắt là HSS cho rằng: tất cả những đường dẫn khói thuốc có chất hóa học đi qua thì gây hủy hoại cơ thể con người và dẫn đến bệnh tật và tử vong.

Một số thông báo giải thích tại sao có nhiều người muốn từ bỏ thuốc lá. Bởi vì thuốc lá được làm cho những người nghiện và các nhà sản xuất thuốc lá thì ngày càng muốn sản xuất thuốc gây thu hút và gây nghiện nhiều hơn trước đó, hấp thụ chất nicotin nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Có hơn 7000 chất hóa học trong thuốc lá mà sở y tế của Mỹ đã cho rằng đó là một “hổn hợp chất độc của cái chết”, và có ít nhất là 70 chất gây ung thư.
Một trong 3 loại cái chết vì ung thư ở mỹ thì có liên quan đến thuốc lá:\

Hơn 85% ung thư phổi liên quan đến thuốc lá, hút thuốc là nguyên nhân gây ra những bệnh ung thư mà còn ảnh hưởng hầu hết đến các bộ phận khác của cơ thể. Và những thông tin đó như sau:

        - Mỗi lần một người mà phì ra khói thuốc, chúng là những chất độc có thể gây hủy tế bào gen DNA và kết quả là dẫn đến ung thư.

       - Khói thuốc bay ra ảnh hưởng đến khả năng phản ứng của cơ thể đến các hóa chất và các bệnh lý ung thư khác.

       - Hổn hợp hóa chất trong khói thuốc lá sớm nhạy cảm với phổi của con người và gây tình trạng viêm nhiểm.

       - Thời gian lâu lập lại bệnh viêm nhiểm này dẫn đến những bệnh lý phổi nặng nề như: viêm phổi tắt nghẻn mạn tính, khí phế thủng, và bệnh tăng xuất tiết ở phổi.

       - Máu của chúng ta phản ứng với các hóa chất trong thuốc lá và nhanh chóng gây hư hại mạch máu, vá làm bón cục trong máu.

       - Thuốc lá gây bệnh lý tim mạch, và tăng dần nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh lý động mạch.

        - Ngay cả những thuốc loại cũ và được quảng cáo cũng có thể gây hậu quả trong một số bệnh lý tim mạch, nhồi máu cơ tim, và một số bệnh lý tim mạch cấp khác.

       - Thuốc lá làm cho bà mẹ mang thai khó điều chỉnh được mức đường huyết bình thường, gây hư thai, sinh non, sinh con thiếu cân, và gây hư hại đến tế bào não và phổi.

       - ở trẻ nhỏ có thể gây hội chứng chết non.

Người dịch: BS Nguyễn Đức Hoạt
Theo MEDICAL NEWS 
 Đăng ngày 9/12/2010

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010

VITAMIN D KHÔNG CHỈ GIÚP CHO XƯƠNG KHỎE MẠNH MÀ CÒN GIẢM ĐƯỢC NGUY CƠ TĂNG HUYẾT ÁP, PHÒNG NGỪA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ UNG THƯ

            Ở 2 QUỐC GIA MỸ VÀ CANADA ĐÃ ĐỀ NGHỊ VÀ CHO PHÉP TĂNG LƯỢNG VITAMIN D TRONG CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG, CHỦ TRƯƠNG NÀY ĐÃ ĐƯỢC PHÁT HÀNH NGÀY HÔM NAY BỞI HỌC VIỆN Y KHOA CỦA 2 NƯỚC NÀY, VÀ SỰ GHI NHẬN MÂU THUẨN CÁCH ĐÂY 10 NĂM GIỮA VITAMIN D VÀ CANCIUM NÊN ĐƯỢC DÙNG NHƯ THẾ NÀO.
          CHÍNH PHỦ MỸ VÀ CANADA ĐÃ RA LỆNH CHO HỌC VIỆN Y KHOA CỦA 2 NƯỚC NÀY XEM XÉT DỮ LIỆU VÀ HIỆU QUẢ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ KẾT HỢP VITAMIN D VÀ CALCIUM.

          ĐỀ NGHỊ MỚI VỀ LIỀU VITAMIN D UỐNG HÀNG NGÀY LÀ
- 1000 UI TRẺ SƠ SINH ĐẾN 6 THÁNG TUỔI.

- 1.500 UI 6 THÁNG TUỔI ĐẾN 12 THÁNG.

- 2.500 UI TRẺ TỪ 1 - 3 TUỔI.

- 3.000 UI TRẺ TỪ 4 - 8 TUỔI.

- 4.000 UI TRẺ TỪ 9 TUỔI TRỞ LÊN.

          ĐỀ NGHỊ MỚI VỀ LIỀU CALCIUM UỐNG HÀNG NGÀY LÀ

- 1000 MILIGRAM TRẺ SƠ SINH ĐẾN 6 THÁNG TUỔI.

- 1.500 MILIGRAM 6 THÁNG TUỔI ĐẾN 12 THÁNG.

- 2.500 MILIGRAM TRẺ TỪ 1 - 8 TUỔI.

- 3.000 MILIGRAM TỪ 9 - 18 TUỔI.

- 2.500 MILIGRAM TỪ 19 - 50 TUỔI .

- 2.000 MILIGRAM TỪ 51 TUỔI TRỞ LÊN

          VITAMIN D ĐÃ CÓ MỘT LỊCH SỬ GIÚP CHO XƯƠNG MẠNH KHỎE, THÊM VÀO ĐÓ NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI ĐÂY ĐÃ XÁC NHẬN THÊM NHỮNG LỢI ÍCH KHÁC CỦA VITAMIN D LÀ LÀM GIẢM NHỮNG NGUY CƠ GÂY TĂNG HUYẾT ÁP, PHÒNG ĐƯỢC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ UNG THƯ.

           VITAMIN D ĐIỀU KHIỂN SỰ CHUYỂN HÓA CỦA CALCIUM, GIỐNG NHƯ VẬY NÓ GIỬ VAI TRÒ TRONG VIỆC PHÒNG BỆNH UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT VÀ RUỘT. LỜI ĐỀ NGHỊ NÊN BỔ SUNG VIETAMIN D TRONG CHƯƠNG TRÌNH DINH DƯỠNG GIÀNH CHO PHỤ NỮ, TRẺ EM VÀ TRẺ SƠ SINH.

           VITAMIN D GIÚP VẬN CHUYỂN CALCIUM VÀ PHỐT PHO QUA HỆ THỐNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA – SỨC KHỎE CỦA XƯƠNG KHÔNG CHỈ LỆ THUỘC VÀ LƯỢNG CALCIUM THÍCH HỢP MÀ CÒN LỆ THUỘC VÀO CHẤT PHỐT PHO. PHỐT PHO THÌ RẤT CẦN THIẾT CHO SỨC MẠNH CỦA TẾ BÀO VÀ SỰ SẢN SINH NĂNG LƯỢNG CƠ THỂ.



Người dịch: BS Nguyễn Đức Hoạt
THEO MEDICAL NEWS
NGÀY 30/10/2010

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

GIẤC NGỦ NGHÈO NÀN TĂNG NGUY CƠ VIÊM NHIỂM, BỆNH LÝ TIM MẠCH VÀ ĐỘT QUỴ

          Các nhà nghiên cứu khoa học mỹ đã tìm thấy chất lượng giấc ngủ nghèo nàn, đó là giấc ngủ không đủ, giấc ngủ không ngon vào ban đêm, thì có thể gây ra mức độ viêm nhiểm ngày càng cao hơn, một yếu tố nguy cơ đã biết là bệnh lý tim mạch và đột quỵ.
          Những điều này là sự tìm thấy của một nghiên cứu cộng đồng, bác sỹ alanna morris, trường đại y khoa chuyên về tim mạch ở atlanta, georgia, được trình bày vào ngày chủ nhật ở hier65p hội tim mạch của mỹ, trong cuộc họp khoa học năm 2010 ở chicago.
          Sự nghiên cứu này là một phần hợp tác giữa trường y khoa emory và morehouse ở atlanta. Nghiên cứu này đã được xuất bản vào ngày 23 tháng 11 năm 2010 trên bài báo AHA tuần hoàn.
          Bác sỹ Morris nói những nghiên cứu khác đã cho rằng có một mối liên quan giữa thiếu ngủ cấp tính, dấu hiệu viêm nhiểm và những sự thay đổi trong mạch máu, nhưng không đủ thông tin nói lên sự tác động sinh lý ở sự thiếu ngủ mạn tính. Hầu hết các nghiên cứu chỉ quan tâm đến sự thiếu ngủ cấp tính trong vòng hơn 24 giờ, và thực hiện trong phòng thí nghiệm.
           Morris và trường của bà ta đã xem xét dữ liệu trên 525 người tham gia và nghiên cứu sức khỏe META mà được điền vào những câu hỏi về chỉ số chất lượng giấc ngủ, 47% người tham gia là người châu mỹ và 61% là phụ nữ. những câu hỏi chi tiết người tham gia về thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ.
           Các nhà khoa học tìm kiếm giấc ngủ nghèo nàn là có tổng số điểm từ 6 hay hơn, dựa trên điểm trung bình, họ phân tích dữ liệu theo số giờ ngủ, chia làm 3 nhóm, ngủ ít hơn 6 tiếng, giữa 6 -9 tiếng và 9 tiếng hay hơn. 3 dấu hiệu đánh giá sự viêm nhiểm: fibrinogenl; IL-6; C-reactive protein (CRP) thì được xem xét như giá trị tiếp theo. Phản ứng chuổi dây chuyền protein thường được sử dụng như một dấu hiệu của sự viêm nhiểm và nguy cơ bệnh lý tim mạch.
          Sau các cuộc thử nghiệm và rút ra những kết quả liên quan đến các yếu tố: tuổi, giới tính, mức độ sức khỏe, tiểu đường, thuốc lá, tăng huyết áp, mỡ trong máu cao…và kết luận:

               - Những người tham gia thí nghiệm có giấc ngủ nghèo nàn, khó ngủ thì mức độ fribinogen, IL6 và CRP cao hơn ở người có giấc ngủ chất lượng tốt.

              - Mức độ đánh giá các dấu hiệu viêm nhiểm thì khác nhau giữa thời gian ngủ.

              - Thời gian ngủ từ 6 đến 8 giờ /đêm thì có mức độ fribinogen, Median IL-6 và CRP thấp hơn người có giấc ngủ 6 giờ/đêm.

             - So sánh giấc ngủ từ 6 đến 9 giờ và nhiều hơn thì không thấy dấu hiệu thống kê cần thiết nào thay đổi.

Người dịch: BS Nguyễn Đức Hoạt
Theo MEDICAL NEWS

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

QUÁ TRÌNH UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT CÓ THỂ DỪNG LẠI KHI DÙNG ĐẬU NÀNH

Quá trình ung thư tuyến tiền liệt có thể dừng lại khi dùng đậu nành

     Các nhà nghiên cứu thuốc ở trung tâm nghiên cứu ung thư tổng hợp robert lurie của viện đại học tây bắc đã tìm ra một điều mới, một thuốc không có độc làm từ đậu nành có thể ngăn cản sự hoạt động của tế bào ung thư từ những tế bào tuyến tiền liệt không hoạt động của cơ thể.
Sự phát hiện này đã được thông qua hiệp hội thực vật học mỹ, trong hội nghị chuyên nghiên cứu phòng chống ung thư.
    Một hóa chất sinh dục tự nhiên đã được tìm thấy trong đậu nành, và đang được dùng trong phòng xét nghiệm của tiến sỉ raymond bergan, giám đốc trung tâm ung thư lurie, để ngăn chặn tế bào ung thư tuyến tiền liệt di căn và lây qua phần tế bào khác. Xa hơn nữa thuốc này đã được nghiên cứu trên xúc vật và bây giờ có lợi ích rõ trên tế bào tuyến tiền liệt của con người.

    Một nghiên cứu gần đây trên 38 người đàn ông ung thư tuyến tiền liệt cục bộ giai đoạn đầu, được uống mỗi ngày 1 viên sau khi phẩu thuật 1 tháng. Thì thấy có hiệu quả tốt trên tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

    Các nhà nghiên cứu đã thí nghiệm tế bào ung thư tuyến tiền liệt được lấy ra sau phẩu thuật và phát hiện ra hóa chất tự nhiên trong đậu nành làm tăng sự biến đổi gen để mà ngăn chặn sự xâm lấn của tế bào ung thư và giãm đi sự biến đổi những gen mà hạn chế sự xâm lấn.

    Ông bergan giáo sư về huyết học ở viện đại học y khoa và bệnh viện ở tây bắc nói “ bước đầu tiên là có thể nhìn thấy được tác động lên tế bào tuyến tiền liệt theo như bạn mong muốn, và câu trả lời là ok, nó thật sự hiệu quả. Tất cả những phương pháp hiện nay nhằm ngăn chặn sự di căn của tế bào ung thư vào trong cơ thể thì không hiệu quả mà còn gây độc. Trong khi thuốc từ chế phẩm đậu nành có tác dụng ngăn chặn sự xâm lấn của tế bào ung thư tuyến tiền liêt! Nếu như thử nghiệm có hiệu quả trên các loại tế bào ung thư khác thì phải chăng có hiệu quả giống như vậy!.

Người dịch: BS Nguyễn Đức Hoạt
Theo Medical News

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2010

Glucosamin gây chết các tế bào tuyến tụy

Sử dụng glucosamin liều cao và thời gian dài gây chết tế bào tuyến tụy và có thể tăng dần nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. theo nhóm nghiên cứu ở khoa dược của đại học laval. Chi tiết cho sự phát hiện này gần đây đã được đăng trên trang web của “ the journal of endocrinology”.
Trong những thí nghiệm được giới thiệu bởi giáo sư freferic picard và nhóm nghiên cứu của ông ta cho rằng: kéo dài sử dụng glucosamin gây ra sự tăng cần thiết giết chết các tế bào alpha sản xuất insulin, một hiện tượng buộc dẩn đến bệnh tiểu đường. mức độ tế bào tuyến tụy chết tăng lên tùy thuộc vào thời gian sử dụng và liều lượng sử dụng glucosamin. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi đã dùng liều 5 đến 10 lần cao hơn lời khuyên của hầu hết các nhà sản xuất thuốc. Giáo sư picard đã nhấn mạnh “1500mg/ngày và tăng liều lên nữa sẽ có nguy cơ làm tăng tác dụng phụ.

Nhóm nghiên cứu của giáo sư picard cho rằng cơ chế khởi đầu của glucosamin ở liều thấp cũng đủ làm cho cấp độ đường huyết tăng cao. Thật ra phản ứng âm tính này là ảnh hưởng của SIRT1, là một protein tác động xấu vào những tế bào sống ở tuyến tụy, một sự tập trung glucosamin mức độ SIRT1, dẫn đến chết tế bào ở trong các mô mà ở đó tập trung nhiều protein này, cụ thể là tế bào tuyến tụy.

Những cá nhân mà dùng liều lượng cao glucosamin cho thời gian dài ở liều thấp, mà liều đó với một lượng nhỏ SIRT1 trong tế bào thì đó cũng là một nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. ở một số loài động vật có vú, mức độ SIRT1 hạn chế tuổi thọ. Điều này không thấy chứng minh làm giảm tuổi thọ cùa con người, nhưng nếu đó là một trường hợp một người già với một số lượng lớn glucosamin thì có thể gây tổn thương rất lớn các tế bào sống.

Theo giáo sư picard “ glucosamin có tác dụng phụ và gây hư hại tế bào thời gian dài, nên có quyết định kỷ trước khi dùng, và nghiên cứu của ông rất nghi ngờ về hiệu quả của glucosamin trong việc điều trị bệnh lý khớp.

Người dịch: BS Nguyễn Đức Hoạt
Theo tin tức medical news
Đăng ngày 28/10/2010

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

BỆNH SỐT RÉT GIẾT CHẾT SỐ LƯỢNG LỚN NGƯỜI ẤN ĐỘ HƠN DỰ ĐOÁN CỦA CHÚNG TA!

      BỆNH SỐT RÉT GIẾT CHẾT SỐ LƯỢNG LỚN NGƯỜI ẤN ĐỘ HƠN DỰ ĐOÁN CỦA CHÚNG TA!, MỘT NGHIÊN CỨU MỚI CHO RẰNG BỆNH SỐT RÉT ĐÃ GIẾT CHẾT SỐ LƯỢNG LỚN NGƯỜI Ở ẤN ĐỘ, ĐIỀU NÀY CÒN HƠN NHỮNG SUY NGHỈ CỦA CHÚNG TA: NHỮNG NHÀ ĐIỀU TRA CHO RẰNG MỖI NĂM VÀO KHOẢNG 205.000 NGƯỜI CHẾT VÌ SỐT RÉT. TĂNG HƠN GẤP 13 LẦN THEO DỰ ĐOÁN CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO), MỘT CÁNH TAY ĐẮC LỰC VỀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỦA LIÊN HIỆP QUỐC.

      TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI ĐÃ THẢO LUẬN VỀ NHỮNG CON SỐ DỰ ĐOÁN VÀ CHO RẰNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG BỞI CÁC NHÀ NGHIỆN CỨU THÌ KHÔNG HIỆU QUẢ, NGAY CẢ NHỮNG NHÀ NGHIÊN CỨU CHO RẰNG SỐ LƯỢNG NGƯỜI MẮC BỆNH SỐT RÉT VÀ CHẾT Ở NHÀ KHÔNG CÓ SỰ CAN THIỆP CỦA Y KHOA, ĐÂY LÀ CON SỐ KHÁ LỚN NHƯNG NẰM NGOÀI DỰ TÍNH .

       BẠN CÓ THỂ ĐỌC NGHIÊN CỨU CỦA BÁC SỸ PRABHAT JHA TRONG ĐỘI NGHIÊN CỨU TỪ ẤN ĐỘ, CANADA VÀ MỸ, NGHIÊN CỨU HÀNG TRIỆU CÁI CHẾT, ĐƯỢC PHÁT HÀNH VÀO NGÀY 21 THÁNG 9 NĂM 2010 BỞI LANCET.

       JHA LÀ GIÁM ĐỐC CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU SỨC KHỎE TOÀN CẦU, Ở BỆNH VIÊN St. MICHAEL’S VÀ ĐẠI HỌC TORONTO. ÔNG TA CHO RẰNG ĐÂY LÀ NGHIÊN CỨU ĐẦU TIÊN MÀ CHỌN LỌC DỮ LIỆU VỀ NGUYÊN NHÂN GÂY TỬ VONG TỪ TẤT CẢ CỘNG ĐỒNG ẤN ĐỘ.

      ÔNG TA CHO RẰNG HẦU HẾT NHỮNG NGƯỜI CHẾT LÀ Ở MỘT SỐ TIỂU BAN CỦA ẤN ĐỘ VÀ VẬT GÂY BỆNH SỐT RÉT LÀ MỘT LOẠI VẬT KÝ SINH NGUY HIỂM.
NHỮNG CÁI CHẾT VÌ BỆNH SỐT RÉT THÌ RẤT KHÓ DỰ ĐOÁN TRÊN CƠ SỞ CỦA MỘT QUỐC GIA QUÁ RỘNG LỚN, BỞI VÌ NẾU NHƯ ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN THÌ SẼ ĐƯỢC CHỮA TRỊ, CÒN KHÔNG ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN THÌ XEM NHƯ NGUYÊN NHÂN KHÁC KHÔNG PHẢI DO SỐT.

       SỰ CỘNG TÁC CỦA CÁC TỔ CHỨC Y TẾ NHƯ: MDS (THE MILLION DEATH STUDY), SRS (SAMPLE REGISTRATION SYSTEM) VÀ CGHR (THE INDIAN COUNCIL OF MEDICAL RESEACH) CHO RẰNG CHO ĐẾN 2014 CÓ THỂ CÓ 1,1 TRIỆU NGƯỜI CHẾT Ở NHÀ TRÊN TOÀN BỘ NƯỚC ẤN ĐỘ. ĐƯA RA NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY TỬ VONG. SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỜNG LÀ NHỮNG NGƯỜI Ở NHÀ, NGƯỜI LÀM VƯỜN VÀ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KHÁC.

       SAU KHI PHÂN TÍCH VÀ XEM XÉT KẾT QUẢ, CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU DỰ ĐOÁN SỐ NGƯỜI CHẾT 205.000 NGƯỜI TRƯỚC TUỔI 70; 55.000 NGƯỜI DƯỚI 5 TUỔI; 30.000 NGƯỜI TỪ 5 ĐẾN 14 TUỔI; 120.000 NGƯỜI 15 ĐẾN 69 TUỔI.

THEO MEDICAL NEWS


PHÁT HÀNH NGÀY 21/10/2010

Người dịch: BS NGUYỄN ĐỨC HOẠT



Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

DO NOT !

- DON’T LOSE HOPE, HOPE FOR YOU POWER TO EXIST EVEN WHEN YOU ARE DESERTED
(Đừng quên hy vọng, sự hy vọng cho ta sức mạnh để tồn tại ngay khi ta bị bỏ rơi)

- DON’T LOSE BELIEF ON YOURSELF, BELIEF CAN HELP YOU TO OVERCOME ALL THINGS
(Đừng đánh mất niềm tin vào bản thân mình, Chỉ cần có lòng tin là mình có thể vượt qua được tất cả)

- DON’T GET FORTUNE TO MEASURE SUCCESS OR FAILURE, EACH PEOPLE’S SOUL IS RATE OF RICH IN LIFE.
(Đừng lấy của cải vật chất để đo lường thành công hay thất bại. Chính tâm hồn của mỗi con người mới xác định được mức độ “ giàu có” trong cuộc sống của mình)

- DON’T LET HARDS TO BEAT YOU, KEEP PATIENT TO OVERCOME
(Đừng để những khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua)

- DON’T HESITANT TO GET HELPING, ALL OF US ALMOST ARE IN NEED OF HELPING AT ANY TIME IN LIFE
(Đừng do dự khi đón nhận sự giúp đỡ, tất cả chúng ta đều cần được giúp đỡ ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong cuộc đời)

- DON’T HIDE AND TO BE WILLING TO GET LOVE BECAUSE IT IS YOUR HAPPINEST
(Đừng chạy trốn mà hãy tìm đến tình yêu, đó là niềm hạnh phúc nhất của bạn)

- DON’T WAIT WHAT YOU WANT, GO AND LOOK FOR THEM
(Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng)

- DON’T BE PESSIMISTIC WHEN FACE TO FAILURE, CONSIDER IT AS NEWS OR LESSION
(Đừng bao giờ bi quan khi bạn gặp thất bại trong cuộc sống, mà hãy xem đó là một bài học và một điều mới mẽ)

- DON’T FORGET TO SMILE IN LIFE
(Đừng quên mĩm cười trong cuộc sống)

- DON’T FORGET TO LOOK FOR CLOSED FRIENDS IN LIFE, BECAUSE FRIENDSHIP IS REALLY NECESSARY
(Đừng quên tìm cho mình một người bạn thật sự, bởi bạn bè chính là điều cần thiết trong suốt cuộc đời)

- FINALLY, DON’T FORGET THE PEOPLE WHO GIVE YOU LIFE TODAY AND YOUR CHILDREN
(Và cuối cùng đừng quên ơn những người đã cho bạn cuộc sống hôm nay và con cháu đời sau của bạn sẽ xem bạn như tấm gương của chúng)

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2010

RELAX FOR EVERONE

Nước Việt Nam ta nhỏ bé, nhưng có một thủ đô to.


VIỆT NAM COUNTRY IS SMALL BUT BIG CAPITAL

Trong thủ đô to có những con đường nhỏ.

THERE ARE PATHS IN CAPITAL

Trong những con đường nhỏ có những căn nhà to.

IN PATHS, THERE ARE BIG HOUSES

Những căn nhà to dành cho những cô vợ nhỏ.

IN BIG HOUSES, THERE ARE NEXT WIFES

Những cô vợ nhỏ dành cho những ông quan to.

SMALL WIFES FOR BIG OFFICIALS

Những ông quan to thường xách chiếc cặp nhỏ.

BIG OFFICIALS WEAR SMALL BRIEF-CASES

Trong chiếc cặp nhỏ đựng những dự án to.

IN SMALL BRIEF-CASES, THERE ARE BIG PROJECTS

Những dự án to nhưng hiệu quả lại rất nhỏ.

BIG PROJECTS BUT EFFECT IS SO SMALL

Hiệu quả rất nhỏ nhưng thất thoát lại rất to.

SMALL EFFECT BUT CORRUPT IS SO BIG

Thất thoát rất to nhưng lỗi lầm thì rất nhỏ.

BIG EFFECTS BUT MISTAKE IS SO SMALL

Ai viết bài này thì lá gan cũng rất to

WHO WRITE THIS ARTICLE IS TO HAVE BIG LIVER

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

DON'T MAKE ME WAIT !

WHY TO WAIT FOR ALONE TIME TO FIND OUT VALUE OF A FRIEND?
Sao phải đợi đến lúc cô đơn mới nhận ra giá trị của một người bạn?

WHY TO WAIT TIME TO GET LOVE WITHOUT TAKE LOVE?
Sao phải đợi được yêu rồi mới đem lòng yêu người?

WHY TO WAIT FOR A GOOD TO START?
Sao phải đợi có một chỗ làm tốt mới bắt đầu công việc?

WHY TO WAIT FOR RICH TO SHARE WITH OTHER'S?
Sao phải đợi có thật nhiều rồi mới chia sẻ một chút?

WHY TO WAIT FOR FAIL TO FIND OUT ADVISE?
Sao phải đợi thất bại mới nhớ đến một lời khuyên?

WHY TO WAIT FOR PAIN TO REMEMBER PRAY
Sao phải đợi một nỗi đau rồi mới nhớ đến một lời ước nguyện?

WHY TO WAIT FOR FREE TIME TO DO CHARITY?
Sao phải đợi có thời gian mới đem sức mình ra phục vụ?

OH! YOU!?  WHY TO WAIT? AND HOW LONG TO WAIT?
Bạn ơi, sao phải đợi? Bởi có thể rằng bạn không biết bạn sẽ đợi đến bao lâu.

MANY TIMES TO WAIT, LET CHANCE LOSE
Đã bao nhiêu lần ta chần chừ để rồi cơ hội vuột đi?...

DO ANYTHING YOU LIKE, DO ALL THING ARE RIGHT
Hãy làm những gì mà bạn muốn, làm những gì bạn cho là đúng.

TAKE CHANCE IN TIME AND DON;T LET REGRET
Hãy biết nắm lấy cơ hội, đừng để phải hối tiếc bạn à

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2010

ĐOÀN KHÁM BỆNH TỪ THIỆN “ THIÊN ÂN QUÂN 4 ” KHÁM BỆNH PHÁT QUÀ TẠI HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG

I DON'T KNOW HOW TO SAY SO AS TO EXPRESS MY FEELING ABOUT EVERYONE WHO IS DOING HERE IN THIEN AN CHARITY GROUP, I AM REALLY ADMIRE OF THEM WHO ARE WORKING SO HARD, WHILE DOCTORS EXAM THE PATIENT THE OTHER PEOPLE GIVE GIFTS TO THE POOR, ALL OF THEM WORK WITH GREAT HEART WITHOUT THOUGHT OF MONEY, I FEEL SO HAPPY TO TAKE PART IN THESE WORKS, I WISH I COULD DO MANYTHING MORE FOR THE PEOPLE,

Thứ Ba, 6 tháng 4, 2010

TÁC HẠI VÀ LỢI ÍCH CỦA CÀ PHÊ

I. LỢI ÍCH CỦA CÀ PHÊ:

         CÀ PHÊ CÓ CHỨA THÀNH PHẦN LÀ CAFEIN, ĐÂY LÀ MỘT CHẤT CÓ TÁC DỤNG KÍCH THẦN KINH TRUNG ƯƠNG, LÀM CHO TĂNG SỰ HƯNG PHẤN, SẢNG KHOÁI, TỈNH TÁO, CHÍNH TÁC DỤNG NÀY LÀM CHO NHỮNG NGƯỜI LÀM VIỆC BẰNG TRÍ ÓC MỖI KHI UỐNG CÀ PHẾ THÌ CẢM THẤY PHẤN CHẤN KHI BẮT TAY VÀO CÔNG VIỆC NGOÀI RA KHI CẦN LÀM VIỆC VÀO BAN ĐÊM THÌ 1 LY CÀ PHÊ ĐẶC LÀ HIỆU QUẢ VÔ CÙNG. THÀNH PHẦN CACFEIN CÒN ĐƯỢC DÙNG TRONG MỘT SỐ THÀNH PHẦN CỦA THUỐC NHƯ: THUỐC CẢM, GIẢM ĐAU, CHỐNG BUỒN NGŨ…..

          MỘT SỐ NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY CÒN CHO RẰNG CÀ PHÊ CÓ TÁC DỤNG HẠ CHOLESTEROL MÁU, DỰ PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÝ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH, BÊN CẠNH ĐÓ CÀ PHÊ CÒN LÀ THỨC UỐNG CÓ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÌ THÀNH PHẦN CÀ PHÊ CÓ CHỨA 12% CHẤT BÉO, 12% CHẤT ĐẠM, 4% CHẤT KHOÁNG, VÀ NHIỀU NHẤT LÀ KALI VÀ MAGIE.

II. TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ:

             NHƯ TA ĐÃ NÓI CÀ PHÊ TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH TRƯƠNG ƯƠNG VÀ CẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TIM MẠCH, LÀ CHẤT KÍCH THÍCH VÌ VẬY KHI UỐNG CÀ PHÊ CÓ THỂ LÀM TĂNG NHỊP TIM Ở NHỮNG NGƯỜI CÓ RỐI LOẠN NHỊP TIM, NHỊP TIM TĂNG LÀM TĂNG CUNG LƯỢNG TIM GÂY TĂNG HUYẾT ÁP Ở NHỮNG NGƯỜI CÓ TIỀN CĂN TĂNG HUYẾT ÁP.
           CÀ PHÊ CÒN CÓ TÁC DỤNG LỢI TIỂU, VÌ VẬY TRÁNH UỐNG CÀ PHÊ VÀO BAN ĐÊM ĐỂ KHÔNG BỊ MẤT NGŨ.
           CAFEIN CÓ TÁC DỤNG LÀM TĂNG TIẾT DỊCH VỊ, VÌ VẬY TRÁNH UỐNG CÀ PHÊ LÚC ĐÓI, ACID DỊCH VỊ TĂNG TIẾT GÂY MẤT CÂN BẰNG ACID DỊCH VI DẪN ĐẾN TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC DẠ DÀY, GÂY VIÊM LOÉT DẠ DÀY.

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2010

TÁC HẠI THẦM LẶNG MÀ NGUY HIỂM CỦA THUỐC LÁ

        Thuốc lá một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và có thể phòng tránh được trên thế giới, thuốc lá gây chết tới 50% số người thường xuyên sử dụng nó, ước tính trung bình một ngày trên thế giới có 10.000 người chết do sử dụng thuốc lá, thuốc lá có những tác hại rất lớn đối với sức khoẻ, tuy nhiên chúng ta không thể thấy ngay được những tác hại đó, vì vậy thuốc lá là một kẻ giết người thầm lặng, thuốc lá có thể dẫn đến 25 loại bệnh khác nhau trong đó ung thư phổi, viêm phế quản mạn tính, dãn phế quản, viêm phổi tắc nghẻn mạn tính là những hậu quả nguy hiểm nhất của thuốc lá.

        Tại Việt Nam 50 % nam giới và 3,4% nữ giới hút thuốc lá (theo thống kê của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới cao nhất châu Á. 26% thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15 – 24 hút thuốc lá. Trên 40% nam cán bộ y tế và 1,3 % nữ cán bộ y tế hút thuốc lá. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam nghĩa là vào khoảng 7,5 triệu người Việt Nam sẽ chết sớm do hút thuốc lá. Cũng theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới, tới năm 2020 số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại!

Người ta phân biệt ra hai nguồn khói thuốc: khói thuốc chính và khói thuốc phụ:

        Khói thuốc chính là khói thuốc do người hút hít vào, thở ra có chứa hơn 4700 chất khác nhau gồm những chất chính sau: Nicotine, trong một điếu thuốc có chứa khoảng 1 –3mg Nicotine là một chất gây nghiện và rất độc. Carbon monoxide (C0), trong một điếu thuốc có chứa khoảng 20ml CO, đây là một chất ngăn cản sự vận chuyển Oxy trong máu, như vậy ở một người vốn đã bị suy hô hấp thì khói thuốc sẽ làm cho tình trạng bệnh lý trầm trọng thêm. Các chất gây kích thích (aldéhyd, acid, phenol…) gây viêm phế quản mạn, gây rối loạn thông khí và nguy hiểm nhất là các chất gây ung thư, đó là các chất như: Benzopyrens, Dibenzoanthracène, Benzofluenthène, Dibenzopyrène, cancérogènes, các phức hợp Nitrite đa vòng…

         Khói thuốc phụ là khói toả ra ở đầu điếu thuốc để cháy tự nhiên khi không hút và thành phần chất độc chứa trong khói thuốc phụ cũng tương tự như trong khói thuốc chính nhưng cao hơn rất nhiều lần vì vậy nó rất nguy hiểm cho người hút đặc biệt là những người hút thuốc thụ động. Chính vì vậy khi hút thuốc lá nguy cơ bị những bệnh lý (nêu ở phần tiếp theo) cao hơn người bình thường gấp nhiều lần.

Các nguy cơ bệnh lý thường gặp khi hút thuốc lá chủ động

        a. Bệnh lý ở hệ hô hấp

Bệnh lý ở đường hô hấp trên: như viêm mũi mạn tính, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản mạn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản.

Bệnh lý ở đường hô hấp dưới: viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phế quản.

Bệnh lý ở phổi: viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi.

        b. Bệnh lý hệ mạch máu: bệnh xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, bệnh thuyên tắc động mạch, tai biến mạch máu não.

        c. Ung thư các cơ quan khác: ung thư môi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư bàng quang và thận, ung thư cổ tử cung.

        d. Các ảnh hưởng của thuốc lá lên chức năng sinh sản:

Thai nghén: giảm trọng lượng thai nhi trung bình khoảng 200g, sinh non, băng huyết sau sinh, dễ sẩy thai ngẩu nhiên, gia tăng tần suất sinh ra thai nhi bị bất thường bẩm sinh.

Thời kỳ cho con bú: nicotine được thải qua sữa có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Nam giới hút thuốc lá có thể bị suy nhược sinh dục hay liệt dương.

        e. Ảnh hưởng của thuốc lá lên hệ thần kinh: những chứng minh gần đây cho thấy hút thuốc lá làm giảm số lượng các tế bào thần kinh trong não.

Nguy cơ của việc hút thuốc lá thụ động

        Những người không hút thuốc nhưng lại phải chung sống hay cùng làm việc với những người nghiện thuốc lá, đặc biệt là đối tượng trẻ con vẫn có nguy cơ bị bệnh rất cao do hít phải khói thuốc thụ động. Công nhân làm cho các nhà máy sản xuất thuốc lá cũng bị những nguy cơ tương tự:

Đối với người lớn: gây ung thư phổi và các bệnh khác.

        Trẻ em: rất dễ cảm nhiễm với khói thuốc lá! Trẻ dễ bị viêm phế quản phổi mạn tính với những đợt cấp, bệnh lý về Tai - Mũi – Họng, nhức đầu.

Các chứng bệnh khác do hút thuốc lá gây ra:

        a. Bệnh đường tiêu hóa : viêm Dạ dày Tá tràng, Loét Dạ dày Tá tràng

        b. Bệnh lý về Tai – Mũi – Họng.

        c. Bệnh về hệ hô hấp: viêm khí quản, viêm thanh quản, viêm lợi răng

       d. Những rối loạn về da: xuất hiện sớm các vết nhăn trên mặt, Nicotine làm da của các ngón tay cầm điếu thuốc trở nên màu vàng nâu.

Những tác hại khác của thuốc lá

         Ảnh hưởng kinh tế gia đình: người hút thuốc lá sẽ tiêu phí một khoảng tiền khá lớn để mua thuốc lá, làm ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình, đặc biệt ở những gia đình kinh tế khó khăn. Hút thuốc lá chắc chắn sẽ gây ra những bệnh tật nguy hiểm như đã trình bày phần trên, chi phí để chăm sóc y tế cho chính bản thân người hút và người bị hút thuốc lá thụ động trong gia đình là rất lớn, có gia đình không thể chịu đựng nổi (chưa nói đến những bệnh nan y như ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…).

         Ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia: đất canh tác dùng cho sản xuất các loại cây lương thực bị thu hẹp lại, nhường chổ để trồng cây thuốc lá vì có lợi nhuận cao hơn. Một lượng giấy khổng lồ phục vụ cho việc vấn các điếu thuốc lá, và các loại bao bì. Rác rưởi do thuốc lá cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Chi phí chăm sóc y tế cho những người dân hút thuốc lá và việc giảm ngày công lao động của họ là những tổn thất rất lớn cho một quốc gia có nhiều người nghiện thuốc lá. Ngoài ra thuốc lá còn có nguy cơ gây ra những vụ hoả hoạn dữ dội và những vụ cháy rừng tàn phá tài nguyên quốc gia!….

Chính vì những tác hại thật sự rất nguy hiểm kể trên của thuốc lá, chúng ta có nhiều luật pháp được ban hành cho vấn đề phòng, chống tác hại của thuốc lá như: văn bản, chỉ thị, nghị định… và cụ thể cho từng sở, ban ngành như: chỉ thị 08/2001/CT-BYT ngày 3 tháng 8 về phòng chống tác hại của thuốc lá trong ngành y tế. chỉ thị số 36/2001/CT-BGDĐT ngày 10/8/2001 của bộ giáo dục đào tạo phòng chống tác hại thuốc lá trong ngành giáo dục. chỉ thị số 14/2002/CT-BVHTT ngày 25/7/2002 phòng chống tác hại thuốc lá trong ngành văn hoá thông tin. Chỉ thị 02/2005/CT-BGTVT ngày 4/1/2005 phòng chống tác hại thuốc lá trong ngành giao thông vận tải.