Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH VÀNH TIM


BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH VÀNH TIM

Ở các nước phát triển trên Thế giới bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại bệnh, đặc biệt là bệnh lý động mạch vành và tăng huyết áp. Theo thống kê tại một số nước như Mỹ, Trung quốc, Việt nam… ngày nay bệnh lý tim mạch tỷ lệ ở nữ nhiều hơn nam giới.
 
I. Bệnh động mạch vành tim:

Bệnh lý động mạch vành tim còn gọi là thiếu máu cơ tim hay thiểu nang vành, Mạch vành tim bị hẹp, tắt chính là yếu tố gây thiếu máu cơ tim mà nguyên nhân có thể do các mảng mở lắng đọng trong lòng động mạch, hoặc do động mạch vành co thắt.

II. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý động mạch vành tim:

-         Người tuổi trung niên và người già mắc nhiều bệnh mạn tính
-         Người có bệnh lý tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu
-         Người Béo phì
-         Người nghiện thuốc lá
-         Người có tiền sử gia đình, bệnh lý đau ngực và đột tử.

III. Triệu chứng:

          - Cơn đau thắt ngực trái: cơn đau ngực trái thường xuất hiện khi gắng sức, trạng thái quá căng thẳng, thời tiết thay đổi đột ngột…cơn đau co thắt dữ dội như dao đâm, đau lan ra cánh tay, bàn tay trái và ngón út, đau lan ra hàm cảm giác như nghẹn ở cổ. Cơn đau thường kéo dài 5-10 phút, đau có thể giảm khi nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc.
          - Cơn đau thắt ngực không ổn định: cơ đau không giảm khi nghỉ ngơi và ngay cả khi sử dụng thuốc.

IV. Chẩn đoán:

-         Điện tâm đồ ECG
-         Siêu âm tim
-         X quang tim phổi
-         Men tim (Myoglobulin, CK-MB, Troponin I hoặc T)
-         Chụp động mạch vành cản quang (DSA động mạch vành)
-         CT scan động mạch vành tim
-         Chụp cộng hưởng từ động mạch vành tim.

V. Điểu trị:

-         Áp dụng các phương pháp không dùng thuốc để dự phòng: chế độ nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, tập thể dục các môn thể thao nhẹ, vừa phải, tránh gắng sức và thức đêm, giảm cân, ăn uống kiêng các chất béo (trứng, mỡ động vật, da heo, gà, vịt…), không hút thuốc lá.
-         Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh: điều trị tích cực khi có bệnh lý tăng huyết áp; Kiểm soát bộ mỡ trong máu Cholesterol toàn phần, LDL, HDL, Triglycerid,; Kiểm soát đường huyết.
-         Điều trị nội khoa: thuốc dãn động mạch vành: Nitroglycerin, isosorbide dinitrate; Mononitrate; thuốc ức chế bê ta; thuốc chống cục máu đông: Aspirin; thuốc giảm mỡ trong máu: Lovastatin, atorvastatin, bezafibrozil.
-         Điều trị ngoại khoa: Nong mạch vành và đặt giá đỡ trong lòng mạch vành; phẩu thuật bắt cầu động mạch vành.

Thông tin y khoa:

-         Theo Tổ chức Y tế thới giới, Trung tâm nghiên cứu tim mạch của Viện đại học Delaware Mỹ cho rằng có một loại Protein tự nhiên (JAM-A Protein) có thể chống lại sự hình thành cục máu đông trong máu, và được xem như là một loại protein kiểm soát cơ chế hình thành cục máu đông, nguyên nhân gây ra bệnh lý tắt nghẻn động mạch vành và đột quỵ
-         Thông tin từ Medical News, dùng các loại thuốc kháng viêm Non-steroid như Vioxx, Celebrex, Mobic, Voltaren… có nguy cơ gây bệnh tim mạch cao như: cơn đau ngực, đột quỵ, tăng huyết áp.
-         Theo tổ chức FDA (Food and Drug Aministration) quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ, Thuốc ngừa thai có chứa Drospirenone, một phiên bản tổng hợp của progesterone, dùng trong thời gian dài có nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong máu và liên quan đến bệnh đột quỵ.
-         Theo Medical News thuốc điều trị tăng huyết áp Nifedipin nhóm ức chế Calci dùng thời gian dài trên bệnh nhân lớn tuổi có nguy cơ cao gây cơn đau tim và tử vong.
-         Viện đại học tim mạch tại Tiểu bang Michigan ở Mỹ đã nghiên cứu và thấy rằng tinh thể Cholesterol có thể gây ra sự viêm nhiểm trong động mạch vành và gây xơ cứng động mạch.
-         Các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu sức khoẻ Texas tại Mỹ đã khám phá ra một loại Gen đơn khiếm khuyết (sự đột biến các sợi cơ trơn Alpha-Actin (ACTA2)) có thể dẫn đến cơn đột quỵ, bệnh lý động mạch chủ và động mạch vành tim.
-         Viện đại học sức khoẻ Chicago ở Mỹ đã nghiên cứu trên một nhóm người tự nguyện về giấc ngũ, và kết luận rằng giấc ngũ không sâu, ngắt quãng, hay giấc ngũ quá ít dưới 5 giờ/ngày thì có những dấu hiệu phát sinh về bệnh lý động mạch vành.