Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2010
Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2010
THAI GIẢ, NGUYÊN NHÂN TẠI SAO?
THEO BS ĐỖ HỒNG NGỌC
Bác sĩ ơi, tại sao lúc này có nhiều phụ nữ có thai.. mà không có thai nhi xảy ra nhiều nơi, báo chí lên tiếng mà không thấy ngành y giải thích cho bà con hiểu chuyện gì đã xảy ra? Th_giang…@...
Có gì đâu, bởi đối với ngành y chuyện này không lạ! Thai giả ở người có tên khoa học là Pseudocyesis, gốc từ tiếng La tinh: Pseudo là “giả” và kyesis là “có thai”, thường gọi đơn giản là thai giả (False pregnancy). Thai giả đã được ghi nhận từ thời cổ đại. Hippocrates, hơn 300 năm trước Công Nguyên, đã mô tả 12 trường hợp có thai giả như vậy.
Người ta không chỉ thấy các trường hợp có thai giả ở người mà còn có cả ở loài chó, mèo, chuột… Y văn thế giới đã có những nghiên cứu về vấn đề này và đây là một minh chứng cho mối tương quan mật thiết giữa thân và tâm, một lãnh vực thuộc y khoa tâm thể (Médecine psycho-somatique). Tại Mỹ, thập niên 1940, tỷ lệ có thai giả khá cao, Cứ vài ba trăm ca mang bầu thì có một bầu… giả, không có thai nhi. Hiện nay tỷ lệ này hiếm hơn, có lẽ khi trình độ hiểu biết về sức khỏe sinh sản tốt hơn thì người ta ít bị ám ảnh hơn. Nghiên cứu cho thấy các ca có bầu giả tập trung ở lứa tuổi 33, nhỏ nhất… 6 tuổi và lớn nhất 79 tuổi! Hai phần ba các trường hợp có gia đình, một phần ba độc thân. Các dấu hiệu có thai ở những người này không khác gì mấy với người có thai thật. Cũng ốm nghén như ai. Cũng ụa mửa buổi sáng, cũng căng ngực, 60-90% trường hợp bụng cũng to ra ra như có bầu thật, và khoảng hơn phân nửa có rối loạn kinh nguyệt (nhưng không dứt kinh hẳn như có bầu thật). Có gần 20% các trường hợp có bầu giả mà bác sĩ cũng chẩn đoán không ra, cho đến lúc siêu âm mới … tá hỏa! Thậm chí có “bà bầu” còn nghe thai “máy”, thai đạp trong bụng, có người còn có dấu hiệu “lâm bồn”, đau bụng như người sắp sanh tới nơi khiến bác sĩ cũng bị nhầm lẫn.
Vần đề thú vị là tại sao người ta lại có thai giả? Ấy chẳng qua là do ước muốn quá, mong có bầu quá, hoặc ngược lại, sợ có thai quá rồi bị ám ảnh, sinh ra những triệu chứng, dấu chứng như có thai thật! Ám ảnh mạnh, tác động lên não bộ, làm thay đổi các hormones (kích thích tố) trong cơ thể từ đó dẫn đến các thay đổi về sinh lý, chuyển hóa. Chẳng hạn từ lâu người ta biết trẻ gái ở thành thị sớm có kinh nguyệt hơn trẻ gái ở nông thôn do tiếp xúc sớm với thông tin, truyền thông. Gần đây, nghiên cứu về stress, người ta hiểu thêm cơ chế tác động của stress lên cả một trục suốt cơ thể từ vùng dưới đồi đến tuyến yên và nang thượng thận (hypothalamo-pituitary-adrenal axis) làm thay đổi cả hệ thống kích thích tố trong cơ thể, sinh ra rất nhiếu rối loạn sinh lý và bệnh lý mà khi chữa trị nếu thiếu quan tâm dễ từ bệnh này sinh ra bệnh khác. Do vậy, người thầy thuốc ngày nay cần có cái nhìn toàn diện “thân-tâm“ khi tiếp cận với bệnh nhân là vậy. (Thai giả ở chó, mèo, chuột… có cơ chế khác: đó là do “hoàng thể” tồn tại lâu dài nên lượng progesteron vẫn còn duy trì ở mức cao, tạo nên dấu hiệu thai giả).
Người có thai giả là một trường hợp bệnh lý, cần được chữa trị. Có thể tự khỏi, sau khi người bệnh “vỡ mộng”, thấy ra sự thật, nhưng có khi cũng cần đến trị liệu tâm lý, bác sĩ tâm thần, phân tâm học… Tốt nhất hãy cảnh giác, đừng để bị ám ảnh rồi bị lường gạt, tốn kém, mất thì giờ… như một bệnh nhân có thai giả đã lên tiếng trên báo chí gần đây
Bác sĩ ơi, tại sao lúc này có nhiều phụ nữ có thai.. mà không có thai nhi xảy ra nhiều nơi, báo chí lên tiếng mà không thấy ngành y giải thích cho bà con hiểu chuyện gì đã xảy ra? Th_giang…@...
Có gì đâu, bởi đối với ngành y chuyện này không lạ! Thai giả ở người có tên khoa học là Pseudocyesis, gốc từ tiếng La tinh: Pseudo là “giả” và kyesis là “có thai”, thường gọi đơn giản là thai giả (False pregnancy). Thai giả đã được ghi nhận từ thời cổ đại. Hippocrates, hơn 300 năm trước Công Nguyên, đã mô tả 12 trường hợp có thai giả như vậy.
Người ta không chỉ thấy các trường hợp có thai giả ở người mà còn có cả ở loài chó, mèo, chuột… Y văn thế giới đã có những nghiên cứu về vấn đề này và đây là một minh chứng cho mối tương quan mật thiết giữa thân và tâm, một lãnh vực thuộc y khoa tâm thể (Médecine psycho-somatique). Tại Mỹ, thập niên 1940, tỷ lệ có thai giả khá cao, Cứ vài ba trăm ca mang bầu thì có một bầu… giả, không có thai nhi. Hiện nay tỷ lệ này hiếm hơn, có lẽ khi trình độ hiểu biết về sức khỏe sinh sản tốt hơn thì người ta ít bị ám ảnh hơn. Nghiên cứu cho thấy các ca có bầu giả tập trung ở lứa tuổi 33, nhỏ nhất… 6 tuổi và lớn nhất 79 tuổi! Hai phần ba các trường hợp có gia đình, một phần ba độc thân. Các dấu hiệu có thai ở những người này không khác gì mấy với người có thai thật. Cũng ốm nghén như ai. Cũng ụa mửa buổi sáng, cũng căng ngực, 60-90% trường hợp bụng cũng to ra ra như có bầu thật, và khoảng hơn phân nửa có rối loạn kinh nguyệt (nhưng không dứt kinh hẳn như có bầu thật). Có gần 20% các trường hợp có bầu giả mà bác sĩ cũng chẩn đoán không ra, cho đến lúc siêu âm mới … tá hỏa! Thậm chí có “bà bầu” còn nghe thai “máy”, thai đạp trong bụng, có người còn có dấu hiệu “lâm bồn”, đau bụng như người sắp sanh tới nơi khiến bác sĩ cũng bị nhầm lẫn.
Vần đề thú vị là tại sao người ta lại có thai giả? Ấy chẳng qua là do ước muốn quá, mong có bầu quá, hoặc ngược lại, sợ có thai quá rồi bị ám ảnh, sinh ra những triệu chứng, dấu chứng như có thai thật! Ám ảnh mạnh, tác động lên não bộ, làm thay đổi các hormones (kích thích tố) trong cơ thể từ đó dẫn đến các thay đổi về sinh lý, chuyển hóa. Chẳng hạn từ lâu người ta biết trẻ gái ở thành thị sớm có kinh nguyệt hơn trẻ gái ở nông thôn do tiếp xúc sớm với thông tin, truyền thông. Gần đây, nghiên cứu về stress, người ta hiểu thêm cơ chế tác động của stress lên cả một trục suốt cơ thể từ vùng dưới đồi đến tuyến yên và nang thượng thận (hypothalamo-pituitary-adrenal axis) làm thay đổi cả hệ thống kích thích tố trong cơ thể, sinh ra rất nhiếu rối loạn sinh lý và bệnh lý mà khi chữa trị nếu thiếu quan tâm dễ từ bệnh này sinh ra bệnh khác. Do vậy, người thầy thuốc ngày nay cần có cái nhìn toàn diện “thân-tâm“ khi tiếp cận với bệnh nhân là vậy. (Thai giả ở chó, mèo, chuột… có cơ chế khác: đó là do “hoàng thể” tồn tại lâu dài nên lượng progesteron vẫn còn duy trì ở mức cao, tạo nên dấu hiệu thai giả).
Người có thai giả là một trường hợp bệnh lý, cần được chữa trị. Có thể tự khỏi, sau khi người bệnh “vỡ mộng”, thấy ra sự thật, nhưng có khi cũng cần đến trị liệu tâm lý, bác sĩ tâm thần, phân tâm học… Tốt nhất hãy cảnh giác, đừng để bị ám ảnh rồi bị lường gạt, tốn kém, mất thì giờ… như một bệnh nhân có thai giả đã lên tiếng trên báo chí gần đây
Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010
THỜI ĐIỂM TỐT NHẤT ĐỂ TẬP CHO TRẺ THÓI QUEN TIỂU TIỆN
THEO NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY VÀO THÁNG 1 NĂM 2010 CỦA THE BRISTOL-MYERS SQUIBB CHIDREN’S HOSPITAL (BMSCH) AT ROBERT WOOD JONSON UNIVERSITY HOSPITAL (RWJUH) AND UMDNJ-ROBERT WOOD JONHSON MEDICAL SHOOL. TRONG 150 TRẺ CHIA LÀM 2 NHÓM, 1 NHÓM TỪ 4 ĐẾN 12 TUỔI, NHÓM SAU 32 THÁNG TUỔI ĐƯỢC HUẤN LUYỆN VẤN ĐỀ TIỂU TIỆN CHỦ ĐỘNG, XÁC NHẬN RẰNG NHÓM TRẺ SAU 32 THÁNG TUỔI ĐƯỢC TẬP LUYỆN VIỆC TIỂU TIỆN CHỦ ĐỘNG ĐỂ TRÁNH TIỂU DẦM BAN ĐÊM THÌ CÓ HIỆU QUẢ TỐT HƠN LÀ NHÓM TRẺ 4 ĐẾN 12 TUỔI.
ĐÁI DẦM BAN ĐÊM, CŨNG NHƯ BAN NGÀY CÓ THỂ LÀM CHO ĐỨA TRẺ GẶP PHẢI NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ VÀ NGĂN CẢN TRẺ ĐẾN MỐI LIÊN HỆ VỚI NHỮNG ĐỨA TRẺ CÙNG LỨA TUỔI, TRẺ NGÀY CÀNG NGẠI GIAO TIẾP, VẤN ĐỀ TÂM LÝ NÀY Ở TRẺ CÒN CÓ THỂ NGÀY CÀNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC BẬC CHA MẸ.
CÁC BẬC CHA MẸ CẢM NHẬN ĐƯỢC NHỮNG TẬT XẤU CỦA TRẺ, VÀ ĐỂ CHÚNG CẢM NHẬN ĐƯỢC NHỮNG GÌ CHÚNG LÀM LÀ SAI, NHỮNG TÁC ĐỘNG NÀY ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẢ MẸ VÀ CON, VÀ VẤN ĐỀ TÂM LÝ NÀY CỨ KÉO DÀI NẾU NHƯ VẤN ĐỀ NÀY KHÔNG ĐƯỢC ĐƯA RA.
NGHIÊN CỨU NÀY CHỨNG TỎ RẰNG THỜI GIAN TỐT NHẤT ĐỂ CÁC BẬC CHA MẸ CÓ THỂ TẬP CHO TRẺ NHỮNG BÀI TẬP SỰ TIỂU TIỆN CHỦ ĐỘNG LÀ SAU 32 THÁNG TUỔI , ĐỂ KHẮC PHỤC CHUYỆN ĐÁI DẦM BAN ĐÊM, CŨNG NHƯ BAN NGÀY CỦA TRẺ
SOURCE: ROBERT WOOD JONHSON MEDIACL SHOOL
NGƯỜI DỊCH : BS NGUYỄN ĐỨC HOẠT
ĐÁI DẦM BAN ĐÊM, CŨNG NHƯ BAN NGÀY CÓ THỂ LÀM CHO ĐỨA TRẺ GẶP PHẢI NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ VÀ NGĂN CẢN TRẺ ĐẾN MỐI LIÊN HỆ VỚI NHỮNG ĐỨA TRẺ CÙNG LỨA TUỔI, TRẺ NGÀY CÀNG NGẠI GIAO TIẾP, VẤN ĐỀ TÂM LÝ NÀY Ở TRẺ CÒN CÓ THỂ NGÀY CÀNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC BẬC CHA MẸ.
CÁC BẬC CHA MẸ CẢM NHẬN ĐƯỢC NHỮNG TẬT XẤU CỦA TRẺ, VÀ ĐỂ CHÚNG CẢM NHẬN ĐƯỢC NHỮNG GÌ CHÚNG LÀM LÀ SAI, NHỮNG TÁC ĐỘNG NÀY ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẢ MẸ VÀ CON, VÀ VẤN ĐỀ TÂM LÝ NÀY CỨ KÉO DÀI NẾU NHƯ VẤN ĐỀ NÀY KHÔNG ĐƯỢC ĐƯA RA.
NGHIÊN CỨU NÀY CHỨNG TỎ RẰNG THỜI GIAN TỐT NHẤT ĐỂ CÁC BẬC CHA MẸ CÓ THỂ TẬP CHO TRẺ NHỮNG BÀI TẬP SỰ TIỂU TIỆN CHỦ ĐỘNG LÀ SAU 32 THÁNG TUỔI , ĐỂ KHẮC PHỤC CHUYỆN ĐÁI DẦM BAN ĐÊM, CŨNG NHƯ BAN NGÀY CỦA TRẺ
SOURCE: ROBERT WOOD JONHSON MEDIACL SHOOL
NGƯỜI DỊCH : BS NGUYỄN ĐỨC HOẠT
Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2010
NÊN ƯU TIÊN DÙNG IBUPROFEN ĐỂ HẠ SỐT Ở TRẺ EM
Một thử nghiệm lâm sàng cho kết quả: Phương pháp tối ưu hạ sốt ở trẻ em là bắt đầu với ibuprofen sau đó dùng paracetamol kết hợp với ibuprofen.
Trong Tạp chí British Medical, Tiến sĩ Alastair D. Hay và các cộng sự ở Đại học Bristol – Anh theo dõi đánh giá thời gian sốt ở 146 trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi. Các trẻ này được cho uống ngẫu nhiên ibuprofen, paracetamol, hay cả 2 khi sốt cao.
Trong 4 giờ đầu tiên sau khi điều trị, thuốc kết hợp paracetamol và ibuprofen làm giảm thời gian sốt 55 phút so với chỉ dùng paracetamol một mình. Dùng Ibuprofen một mình tương đương với trị liệu kết hợp.
Sau hơn 24 giờ, paracetamol kết hợp với ibuprofen giảm thời gian sốt 4,4 giờ so với paracetamol và 2,5 giờ so với ibuprofen. Các tác dụng phụ như nhau ở mỗi trị liệu.
Các tác giả kết luận: “Bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ và ba mẹ nên dùng ibuprofen trước và xem xét dùng paracetamol kết hợp với ibuprofen sau 24 giờ”
Trong Tạp chí British Medical, Tiến sĩ Alastair D. Hay và các cộng sự ở Đại học Bristol – Anh theo dõi đánh giá thời gian sốt ở 146 trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi. Các trẻ này được cho uống ngẫu nhiên ibuprofen, paracetamol, hay cả 2 khi sốt cao.
Trong 4 giờ đầu tiên sau khi điều trị, thuốc kết hợp paracetamol và ibuprofen làm giảm thời gian sốt 55 phút so với chỉ dùng paracetamol một mình. Dùng Ibuprofen một mình tương đương với trị liệu kết hợp.
Sau hơn 24 giờ, paracetamol kết hợp với ibuprofen giảm thời gian sốt 4,4 giờ so với paracetamol và 2,5 giờ so với ibuprofen. Các tác dụng phụ như nhau ở mỗi trị liệu.
Các tác giả kết luận: “Bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ và ba mẹ nên dùng ibuprofen trước và xem xét dùng paracetamol kết hợp với ibuprofen sau 24 giờ”
Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2010
LƯU Ý THUỐC LONG ĐỜM NHÓM ACETYLCYSTEIN
HẦU HẾT CÁC BÁC SỸ THƯỜNG KÊ TOA DÙNG THUỐC LONG ĐỜM NHÓM ACETYLCYSTEIN CHO BÉ BỊ HO NHƯ : ACEMUC, EXOMUC, ACEHASAN, ACETYLCYSTEIN, MYCOMYST, MITUX, SOLMUX BRONCHO…
NHÓM THUỐC NÀY CÓ TÁC DỤNG LÀM CHO LOÃNG ĐỜM RA, VÀ NHỜ VÀO PHẢN XẠ HO Ở TRẺ, ĐÀM ĐƯỢC TỐNG RA NGOÀI DỂ DÀNG, NHƯNG NGOÀI TÁC DỤNG LÀM LOÃNG ĐÀM CÒN CÓ TÁC DỤNG LÀM LOÃNG CHẤT NHÀY Ở DẠ DÀY TỪ ĐÓ CÓ THỂ GÂY MẤT CÂN BẰNG ACID DỊCH VỊ Ở DẠ DÀY, NỒNG ĐỘ ACID TĂNG LÊN LÀM CHO NIÊM MẠC DÀY DỂ BỊ VIÊM, ĐỒNG THỜI TẠO ĐIỀU KIỆN CHO PHÁT SINH VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI.
VÌ VẬY LƯU Ý NẾU BÉ CÓ ĐAU DẠ DÀY , NÔN ÓI NHIỀU THÌ KHÔNG NÊN KÊ TOA CHO BÉ LOẠI THUỐC NÀY.
NGOÀI RA THUỐC NÀY CÒN TƯƠNG KỴ VỚI NHIỀU LOẠI KHÁNG SINH NHƯ: AMPICILLIN, PENICILLIN, BRISTOPER, ERYTHROMYCINE …NÊN TRƯỚC KHI DÙNG VỚI CÁC LOẠI KHÁNG SINH NÀY THÌ PHẢI DÙNG KHÁNG SINH TRƯỚC
NHÓM THUỐC NÀY CÓ TÁC DỤNG LÀM CHO LOÃNG ĐỜM RA, VÀ NHỜ VÀO PHẢN XẠ HO Ở TRẺ, ĐÀM ĐƯỢC TỐNG RA NGOÀI DỂ DÀNG, NHƯNG NGOÀI TÁC DỤNG LÀM LOÃNG ĐÀM CÒN CÓ TÁC DỤNG LÀM LOÃNG CHẤT NHÀY Ở DẠ DÀY TỪ ĐÓ CÓ THỂ GÂY MẤT CÂN BẰNG ACID DỊCH VỊ Ở DẠ DÀY, NỒNG ĐỘ ACID TĂNG LÊN LÀM CHO NIÊM MẠC DÀY DỂ BỊ VIÊM, ĐỒNG THỜI TẠO ĐIỀU KIỆN CHO PHÁT SINH VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI.
VÌ VẬY LƯU Ý NẾU BÉ CÓ ĐAU DẠ DÀY , NÔN ÓI NHIỀU THÌ KHÔNG NÊN KÊ TOA CHO BÉ LOẠI THUỐC NÀY.
NGOÀI RA THUỐC NÀY CÒN TƯƠNG KỴ VỚI NHIỀU LOẠI KHÁNG SINH NHƯ: AMPICILLIN, PENICILLIN, BRISTOPER, ERYTHROMYCINE …NÊN TRƯỚC KHI DÙNG VỚI CÁC LOẠI KHÁNG SINH NÀY THÌ PHẢI DÙNG KHÁNG SINH TRƯỚC
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)