DẠNG RỐI LOẠN TIÊU HÓA ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SỐNG.
Đặc điểm của đau bụng, tiêu chảy và táo bón trong hội chứng ruột kích thích
Đau bụng: Là triệu chứng chủ yếu của hội chứng ruột kích thích, đau cảm giác nặng bụng, chướng bụng, đầy hơi, đau tăng khi cảm giác căng thẳng hoặc mệt nhọc, giảm đau khi nghỉ ngơi, đặc biệt là cảm giác đau bụng khó chịu sẽ bớt hoàn toàn sau khi đại tiện, trung tiện.
Đại tiện: Phân thay đổi hình dạng, lổn nhổn, nhảo, lỏng hoặc nhày; bất thường về số lần đi cầu > 3 lần/ngày hoặc < 3 lần/tuần, cảm giác mỗi lần đại tiện mót rặn, không hết phân; cảm giác muốn đi cầu xuất hiện ngay sau khi ăn.
Lưu ý:
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, giai đoạn đầu còn là những rối loạn về chức năng, ruột già tăng kích thích, nhưng khi thấy có các triệu chứng: đi cầu mót rặn, đau vùng hậu môn, phân đàm máu, người sốt, bạch cầu tăng và tốc độ lắng máu tăng, thiếu máu. Thì báo động đây là bệnh lý tổn thương thực thể ở ruột già.
Những thuốc dùng thường xuyên có ảnh hưởng đến thói quen đại tiện: Gây táo bón là thuốc có Á phiện, thuốc chống trầm cảm, kháng Cholinergic, ức chế Canxi, Phenolbarbital, Aminazine…Gây tiêu chảy là các loại kháng sinh, thuốc nhuận trường, Sorbitol, thuốc kháng viêm không Steroid…
2. Điều trị: Chủ yếu là điều trị triệu chứng gây khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc của người bệnh, tùy vào triệu chứng nổi trội ở mỗi bệnh nhân khác nhau. Đây là một bệnh thường hay tái phát, điều trị thật sự khó khăn và hiệu quả hạn chế, mục tiêu điều trị là làm giảm triệu chứng, chính vì vậy bệnh nhân thường lo lắng, cần phải có sự phối hợp giữa bệnh nhân và thầy thuốc.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt:
Tránh không ăn các loại thực phẩm, đồ ăn và nước uống có nhiều nguy cơ như: thức ăn không rõ nguồn gốc, thức ăn chế biến sẵn ngoài đường phố, thức ăn bị ôi thiu và nhiễm hóa chất độc hại.
Bệnh nhân quan tâm và phát hiện các loại thức ăn nào thường “không dung nạp”, hay gây tiêu chảy và đau bụng (ví dụ như thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, bơ, sữa tươi…) và tự họ phải hạn chế bớt các loại thức ăn đó.
Đối với trường hợp táo bón thường xuyên, cần khuyên bệnh nhân uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ, rau quả tươi nhuận trường như: đu đủ, chuối, khoai lang... Tránh các thức ăn như: cá khô, các loại mắm, không ăn các gia vị cay, nóng...
Nên hoạt động thể lực, hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tránh bớt các căng thẳng về thần kinh…
Thuốc điều trị triệu chứng:
Thuốc chống co thắt: làm giảm đau bụng như atropin, trimebutine, primperan, papaverin, buscopan…
Thuốc chống đầy hơi trướng bụng: Normogastryl, carbongastryl…
Thuốc chống tiêu chảy: loperamide, diphenoxylate, cholestyramine… các thuốc này làm giảm chuyển vận của ruột.
Thuốc nhuận trường: lactulose, sorbitol, methyl cellulose, bisacodyl…
Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: diosmectite, attapulgite mormoiron, bismuth … có hiệu quả che chở niêm mạc ruột, hấp phụ các độc tố.
Các vi khuẩn thay thế : Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces boulardii… có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột.
3. Những thông tin mới từ Medical News:
Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích không rõ, vì vậy các phương pháp điều trị đều có chung một mục tiêu là làm giảm đi các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống. Một nghiên cứu mới đây của Viện đại học Y khoa Canada thấy rằng có sự thay đổi về mặt cấu trúc não ở những bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích, mật độ chất xám có thể tăng lên hoặc giảm xuống ở các khu vực điều khiển xúc cảm, ngăn chặn cảm giác đau và quá trình thông tin cảm giác nội tạng.
Hội chứng ruột kích thích được xem là một rối loạn tiêu hóa chức năng, các triệu chứng thường xuyên tái lại và càng nặng hơn khi bệnh nhân trong trạng thái căng thẳng. Các triệu chứng này có thể được điều khiển và giảm đi bằng cách chính bản thân bệnh nhân quản lý được trạng thái tâm lý của mình, thay đổi cách sống, tránh căng thẳng, nghỉ ngơi và thư giản hợp lý.
Thực hiện chế độ ăn kiêng một số thức ăn như: Chocolate, sữa, rượu, bia, thịt mỡ, các loại thức uống có carbonate…có thể gây tiêu chảy hay táo bón. Tùy vào tính dung nạp thức ăn của mỗi người, chính bản thân người bệnh phải quan tâm để biết được những thức ăn nào gây tiêu chảy cho mình và có thể tránh.
Các triệu chứng gây khó chịu của hội chứng ruột kích thích có thể được cải thiện và giảm nhiều bằng cách Tập thể dục, vận động cơ thể mỗi lần 20-30 phút, 5 lần trong một tuần. Điều này đã được nghiên cứu và chứng minh trên thực tế 102 bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích, độ tuổi từ 18-65 tại bệnh viện Sahlgrenska thuộc trường đại học y khoa Thụy Điển.
Theo tạp chí chuyên đề Y học NEJM (New England Journal of Medicine). Trong giai đoạn rối loạn chức năng ruột chuyển sang các dấu hiệu và triệu chứng của tổn thương thực thể. Một loại kháng sinh có tên là Rifaximin được nghiên cứu, dùng Rifaximin 550mg, mỗi lần 1 viên × 3 lần/ngày trong vòng 2 tuần, kết quả rất tốt, giảm nhiều triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và cải thiện hoàn toàn các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân 10 tuần sau đó kể từ ngày dừng thuốc kháng sinh.
Bs Nguyễn Đức Hoạt
(Phòng y tế quận 4)
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng của đường tiêu hóa, không có tổn thương thực thể hay rối loạn sinh học, còn gọi là hội chứng đại tràng kích thích, đại tràng bị co thắt. Đây là một bệnh lý khá phổ biến ngày nay trên thế giới cũng như tại việt nam hiện nay, thường gặp ở lứa tuổi 30-60 và nữ nhiều hơn nam, người dễ mắc bệnh là những người có rối thần kinh chức năng như: lo lắng, căng thẳng, u uất, trầm cảm, lãnh cảm, …bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng thường xuyên tái phát gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, trong khi chi phí điều trị rất tốn kém mà hiệu quả lại hạn chế.
1. Triệu chứng: Đau bụng, trướng bụng, rối loạn đi cầu táo bón hoặc tiêu chảy, ngoài ra còn các triệu chứng ngoài đường tiêu hóa như: tiểu khó, tiểu gấp, rối loạn kinh nguyệt, đau cơ đau lưng, nhức đầu, mất ngũ, dị cảm, chóng mặt, mệt mỏi, hồi hộp đau ngực…Đặc điểm của đau bụng, tiêu chảy và táo bón trong hội chứng ruột kích thích
Đau bụng: Là triệu chứng chủ yếu của hội chứng ruột kích thích, đau cảm giác nặng bụng, chướng bụng, đầy hơi, đau tăng khi cảm giác căng thẳng hoặc mệt nhọc, giảm đau khi nghỉ ngơi, đặc biệt là cảm giác đau bụng khó chịu sẽ bớt hoàn toàn sau khi đại tiện, trung tiện.
Đại tiện: Phân thay đổi hình dạng, lổn nhổn, nhảo, lỏng hoặc nhày; bất thường về số lần đi cầu > 3 lần/ngày hoặc < 3 lần/tuần, cảm giác mỗi lần đại tiện mót rặn, không hết phân; cảm giác muốn đi cầu xuất hiện ngay sau khi ăn.
Lưu ý:
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, giai đoạn đầu còn là những rối loạn về chức năng, ruột già tăng kích thích, nhưng khi thấy có các triệu chứng: đi cầu mót rặn, đau vùng hậu môn, phân đàm máu, người sốt, bạch cầu tăng và tốc độ lắng máu tăng, thiếu máu. Thì báo động đây là bệnh lý tổn thương thực thể ở ruột già.
Những thuốc dùng thường xuyên có ảnh hưởng đến thói quen đại tiện: Gây táo bón là thuốc có Á phiện, thuốc chống trầm cảm, kháng Cholinergic, ức chế Canxi, Phenolbarbital, Aminazine…Gây tiêu chảy là các loại kháng sinh, thuốc nhuận trường, Sorbitol, thuốc kháng viêm không Steroid…
2. Điều trị: Chủ yếu là điều trị triệu chứng gây khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc của người bệnh, tùy vào triệu chứng nổi trội ở mỗi bệnh nhân khác nhau. Đây là một bệnh thường hay tái phát, điều trị thật sự khó khăn và hiệu quả hạn chế, mục tiêu điều trị là làm giảm triệu chứng, chính vì vậy bệnh nhân thường lo lắng, cần phải có sự phối hợp giữa bệnh nhân và thầy thuốc.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt:
Tránh không ăn các loại thực phẩm, đồ ăn và nước uống có nhiều nguy cơ như: thức ăn không rõ nguồn gốc, thức ăn chế biến sẵn ngoài đường phố, thức ăn bị ôi thiu và nhiễm hóa chất độc hại.
Bệnh nhân quan tâm và phát hiện các loại thức ăn nào thường “không dung nạp”, hay gây tiêu chảy và đau bụng (ví dụ như thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, bơ, sữa tươi…) và tự họ phải hạn chế bớt các loại thức ăn đó.
Đối với trường hợp táo bón thường xuyên, cần khuyên bệnh nhân uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ, rau quả tươi nhuận trường như: đu đủ, chuối, khoai lang... Tránh các thức ăn như: cá khô, các loại mắm, không ăn các gia vị cay, nóng...
Nên hoạt động thể lực, hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tránh bớt các căng thẳng về thần kinh…
Thuốc điều trị triệu chứng:
Thuốc chống co thắt: làm giảm đau bụng như atropin, trimebutine, primperan, papaverin, buscopan…
Thuốc chống đầy hơi trướng bụng: Normogastryl, carbongastryl…
Thuốc chống tiêu chảy: loperamide, diphenoxylate, cholestyramine… các thuốc này làm giảm chuyển vận của ruột.
Thuốc nhuận trường: lactulose, sorbitol, methyl cellulose, bisacodyl…
Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: diosmectite, attapulgite mormoiron, bismuth … có hiệu quả che chở niêm mạc ruột, hấp phụ các độc tố.
Các vi khuẩn thay thế : Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces boulardii… có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột.
3. Những thông tin mới từ Medical News:
Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích không rõ, vì vậy các phương pháp điều trị đều có chung một mục tiêu là làm giảm đi các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống. Một nghiên cứu mới đây của Viện đại học Y khoa Canada thấy rằng có sự thay đổi về mặt cấu trúc não ở những bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích, mật độ chất xám có thể tăng lên hoặc giảm xuống ở các khu vực điều khiển xúc cảm, ngăn chặn cảm giác đau và quá trình thông tin cảm giác nội tạng.
Hội chứng ruột kích thích được xem là một rối loạn tiêu hóa chức năng, các triệu chứng thường xuyên tái lại và càng nặng hơn khi bệnh nhân trong trạng thái căng thẳng. Các triệu chứng này có thể được điều khiển và giảm đi bằng cách chính bản thân bệnh nhân quản lý được trạng thái tâm lý của mình, thay đổi cách sống, tránh căng thẳng, nghỉ ngơi và thư giản hợp lý.
Thực hiện chế độ ăn kiêng một số thức ăn như: Chocolate, sữa, rượu, bia, thịt mỡ, các loại thức uống có carbonate…có thể gây tiêu chảy hay táo bón. Tùy vào tính dung nạp thức ăn của mỗi người, chính bản thân người bệnh phải quan tâm để biết được những thức ăn nào gây tiêu chảy cho mình và có thể tránh.
Các triệu chứng gây khó chịu của hội chứng ruột kích thích có thể được cải thiện và giảm nhiều bằng cách Tập thể dục, vận động cơ thể mỗi lần 20-30 phút, 5 lần trong một tuần. Điều này đã được nghiên cứu và chứng minh trên thực tế 102 bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích, độ tuổi từ 18-65 tại bệnh viện Sahlgrenska thuộc trường đại học y khoa Thụy Điển.
Theo tạp chí chuyên đề Y học NEJM (New England Journal of Medicine). Trong giai đoạn rối loạn chức năng ruột chuyển sang các dấu hiệu và triệu chứng của tổn thương thực thể. Một loại kháng sinh có tên là Rifaximin được nghiên cứu, dùng Rifaximin 550mg, mỗi lần 1 viên × 3 lần/ngày trong vòng 2 tuần, kết quả rất tốt, giảm nhiều triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và cải thiện hoàn toàn các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân 10 tuần sau đó kể từ ngày dừng thuốc kháng sinh.
Bs Nguyễn Đức Hoạt
(Phòng y tế quận 4)