Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

- Căn cứ công văn số 7348/SYT-QLDVYT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Trưởng Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Luật khám bệnh, chữa bệnh.
- Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Uỷ ban nhân dân quận 4 về việc triển khai Luật khám bệnh, chữa bệnh. Phòng Y tế thông báo đến các cơ sở hành nghề y tế tư nhân trên địa bàn quận 4 các nội dung sau:

1. Luật khám bệnh, chữa bệnh được Quốc Hội thông qua ngày 23/11/2009 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011, đồng thời Pháp Lệnh hành nghề y, dược tư nhân ban hành ngày 25/02/2003 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực.

2. Những vấn đề đã được Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định rõ, không giao Chính Phủ quy định chi tiết thì áp dụng trực tiếp các Quy định của Luật từ ngày 01/01/2011.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân đã có giấy phép và đang hoạt động vào thời điểm Luật khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực (ngày 01/01/2011) được tiếp tục hoạt động cho đến khi Nghị định của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh và các Văn bản hướng dẫn thi hành Luật có hiệu lực.

4. Đối với người hành nghề y tư nhân (kể cả cán bộ, công chức, viên chức y tế làm ngoài giờ) đã có giấy phép và đang hành nghề vào thời điểm Luật khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực (từ ngày 01/01/2011) được tiếp tục hành nghề cho đến khi Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật khám bệnh, chữa bệnh và các Văn bản hướng dẫn thi hành Luật có hiệu lực.

5. Cá nhân, tổ chức đã gửi hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân theo quy định của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân nhưng chưa được cấp trước ngày 01/01/2011 thì Sở Y tế sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế về việc hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

6. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lần đầu xin cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; người lần đầu xin cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tư nhân từ ngày 01/01/2011 sẽ chờ cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có hiệu lực.

BS NGUYỄN ĐỨC HOẠT
(Phòng Y tế quận 4)

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

CHỨC NĂNG CỦA HDL-CHOLESTEROL Ở MỨC CAO THẬT SỰ KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG TỐT CHO TIM MẠCH NHƯ CHÚNG TA NGHĨ.


Theo nghiên cứu mới của Mỹ mà được đăng trong tạp chí thông tin y khoa của Anh quốc (NEJM). Nghiên cứu này đã được trường đại học y khoa Pennsyvania ở Philadelphia khảo sát và đăng trên mạng internet ngày 13/2/2010

Các nhà nghiên cứu cho rằng: Sự khám phá này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển mạnh của các loại thuốc liên quan đến HDL-C trong điều trị bệnh lý tim mạch. Nguyên nhân chính của bệnh lý tim mạch là sự xơ vữa động mạch mà gây ra xơ vữa động mạch là do loại mỡ bám dính trong thành mạch. Khi các nhà nghiên cứu khám phá ra mức độ HDL-C cao trong máu, một loại mỡ gọi là tốt cho cơ thể và giúp giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch, thì có một làn sóng mới cho các nhà bào chế thuốc hướng đến mục tiêu  nâng cao chuẩn HDL-C trong máu để giúp điều trị bệnh lý tim mạch. Và các nghiên cứu gần đây đã đặt ra một vấn đề rằng dùng thuốc nâng cao mức độ HDL-C trong máu thì thật sự có tốt cho bệnh nhân hay không?.

Trong một nghiên cứu gần đây của Tiến sỹ y khoa Daniel J Rader, Giám đốc Trung tâm phòng chống bệnh lý tim mạch đã tìm ra được một sự đo lường đặc biệt về chức năng thật sự của HDL-C mà được gọi là “Khả năng hiệu quả” trong điều trị bệnh lý tim mạch hơn là mức độ quá cao của nó.

“khả năng hiệu quả” của HDL-C là một sự đo lường về khả năng loại bỏ các loại mỡ từ các đại thực bào chết hay là một loại bạch cầu mà gây ra từng mảng bám trong thành động mạch. Và nghiên cứu đầu tiên của Tiến sỹ Rader là đo lường chức năng của HDL-C trong việc loại bỏ mỡ từ các đại thực bào chết trong máu, thứ hai là đánh giá bệnh lý tim mạch ở một số lượng lớn bệnh nhân. Nghiên cứu trên 203 người tự nguyện trong việc khảo sát sự đóng mảng cholesterol trong động mạch cảnh của họ, và đo lường xơ mỡ động mạch. 442 người bệnh lý động mạch vành, 351 người không có bệnh lý tim mạch. Đo lường “Khả năng hiệu quả” của HDL-C trong tất cả 3 nhóm tham gia trên. Tiến sỹ Rader và trường đại học đã dùng một hệ thống đo lường đặc biệt để khảo sát đại thực bào hủy bằng một loại dịch Apolipoprotein B-depleted lấy từ mẫu máu của họ, và cho một kết quả ngược nhau về mối quan hệ giữa “khả năng hiệu quả” của HDL-C và sự đóng mảng mỡ trong thành mạch của các bệnh nhân trước và Sau khi xem xét cấp độ HDL-C. Sau khi xem xét độ tuổi và giới tính, kết quả xác nhận rằng tăng dần “khả năng hiệu quả” của HDL-C  giảm đi cường độ bệnh lý động mạch vành. Và khuynh hướng này cũng không thay đổi nhiều hơn sau khi tăng cấp độ HDL-C lên cao.
Sự tìm thấy “Khả năng hiệu quả” của HDL-C là một thông tin mới cần thiết cho các nhà chế biến và sản xuất thuốc trong việc chế biến ra một loại thuốc nâng cao mức HDL-C trong tầm đủ hiệu quả, không quá cao như chúng ta nghỉ trước đây.

Người dịch: BS Nguyễn Đức Hoạt
Theo Medical News

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

CHUYẾN ĐI KHÁM BỆNH TỪ THIỆN TẠI XÃ HIẾU LIÊM, HUYỆN VĨNH CỮU, TỈNH ĐỒNG NAI (HỒ THỦY ĐIỆN TRỊ AN - NGÀY 9/1/2011)

Đoàn khám bệnh từ thiện Linh Quang Tịnh xá-Hội Chữ thập Đỏ quận 4
Ông Nghiêm Dũng trưởng phòng khám Linh Quang phụ trách.

Nhân dân xã Hiếu Liêm, Huyện Vĩnh Cữu Đã chờ đợi đoàn khám bệnh từ sáng sớm!

Đoàn khám bệnh từ thiện đang sắp xếp bàn nghế chuẩn bị cho việc phát quà và khám bệnh cho dân nghèo
BS Phú Thọ điều hành sắp xếp thuốc chuẩn bị cho công tác khám bệnh