VIÊM GAN DO VIRUS
Thường thấy 5 loại Virus có liên
quan và ảnh hưởng đến tế bào gan, gây ra Hội chứng viêm và hoại tử tế bào gan:
Viêm gan A (HAV); Viêm gan B (HBV); Viêm gan C (HCV); Viêm gan D (HDV); Viêm
gan E (HEV).
Bệnh lý viêm gan siêu vi là tình
trạng nhiểm trùng dai dẳng chưa có biểu hiện gì về triệu chứng, từ đó nhanh
chóng dẫn đến tình trạng viêm gan mạn tính, xơ gan và nguy hiểm hơn là ung thư
gan.
1. VIÊM GAN A: là một loại Virus ARN không có vỏ bao ngoài, khi
mắc phải loại Virus này thời kỳ ủ bệnh khoảng 4 tuần, Virus hiện diện trong gan, mật, phân và máu trong
giai đoạn cuối thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ trước khi vàng da, lây truyền chủ yếu
qua đường miệng (thức ăn và đồ uống). Tiên lượng viêm gan siêu vi A hồi phục
hoàn toàn và không để lại di chứng.
2. VIÊM GAN B: là một loại Virus AND có một cấu trúc Gen khá
chắc chắn, Virus hướng gan Type I, thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 70 ngày, lây
truyền qua đưởng máu (truyền dịch, chích thuốc, châm cứu…), lây qua quan hệ
tình dục, Virus viêm gan B có trong hầu hết các loại dịch của cơ thể người bị
nhiểm: nước bọt, nước mắt, tinh dịch, não tủy, nước tiểu và hiếm có xuất hiện
trong phân. Tiên lượng bệnh nguy hiểm hơn nhiều lần so với viêm gan A, có thể
chuyển thành dạng viêm gan tối cấp, tỷ lệ diễn tiến thành mạn tính cao.
3. VIÊM GAN C: là một loại Virus
ARN, thời gian ủ bệnh 50 ngày, lây truyền qua đường máu (truyền máu, tiêm
chích…), lây truyền qua đường tình dục. Tiên lượng bệnh diễn tiến thành viêm
gan mạn khá cao, dần chuyển sang dạng xơ gan, tỷ lệ chuyển thành viêm gan tối
cấp cao hơn cả viêm gan B.
4. VIÊM GAN D: là một loại Virus
ARN khiếm khuyết, lây truyền qua đường máu, trên 70% bệnh nhân chuyển sang thể mạn
tính, viêm gan D cấp là một bệnh nặng, diễn tiến thành viêm gan mạn tính và xơ
gan cao hơn cả viêm gan siêu vi B và C.
5. VIÊM GAN E: rất giống viêm gan
siêu vi A về phương diện dịch tễ, thời gian ủ bệnh là 4-8 tuần, con đường lây
truyền chủ yếu là đường tiêu hóa, virus E tăng sinh và phát triển tại gan,
không tiến triển sang thể mạn tính nhưng tỉ lệ chuyển sang viêm gan tối cấp khá
cao.
CHẨN ĐOÁN VIÊM GAN
SIÊU VI
1. Dựa
vào yếu tố dịch tễ: tiền căn gia đình có người bị viêm gan siêu vi, vợ hoặc
chồng bị viêm gan siêu vi, cá nhân có quan hệ tình dục không được bảo vệ, có sử
dụng các dịch vụ không an toàn: tiêm chích, truyền dịch, truyền máu, phẩu
thuật….
2. Triệu
chứng lâm sàng: Mệt mỏi, sốt, vàng da, vàng mắt, tiểu vàng đậm, phân bạt màu,
đau hạ sườn phải, gan to.
3. Các
xét nghiệm chẩn đoán:
+ IgM anti-HAV(+) Viêm gan siêu vi A
+ HbsAg (+) chưa kết luận được là viêm gan siêu vi B, có
thể là người lành mang mầm bệnh, cũng có thể là viêm gan siêu vi B đang giai
đoạn cấp, hoặc mạn. Làm thêm XN IgM
anti-HBc (+) chẩn đoán là viêm gan siêu vi B.
+ Anti-HCV (+) chẩn đoán viêm gan
siêu vi C
+ Thường xét nghiệm chức năng gan
AST và ALT tăng gấp 2 lần trở lên, trường hợp viêm gan siêu vi giai đoạn cấp
AST, ALT có thể tăng gấp 5-10 lần.
+ Siêu âm gan
ĐIỀU TRỊ
1. Khi có các
dấu hiệu nặng sau đây: Sốt cao, nôn ói nhiều, không ăn uống được, khó thở, lơ
mơ hôn mê, mạch chậm, huyết áp tụt, xuất huyết. Cần phải nhập viện điều trị.
2. Sử dụng thuốc:
-
Điều trị triệu chứng, khi có ngứa nhiều: Cholestyramin 1gói. 2-3 lần/ngày.
-
Các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược: Silymarin; Biphenyl dimethyl
dicarboxylat…
- Các
loại thuốc chống đầy bụng, khó tiêu, nhuận gan mật: viên BAR, VG5…
- Sử dụng thuốc Interferon trong bệnh
viêm gan siêu vi B, C nhưng hiệu quả còn đang được nghiên cứu.
3. Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi:
-
Nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường trong suốt thời gian vàng da, tránh gắng sức,
tránh làm việc căng thẳng, Thời gian nghỉ ngơi tốt nhất là cho đến lúc hết vàng
da, vàng mắt, không nên lao động nặng nhọc ít nhất 3 tháng kể từ khi hết vàng
da, vàng mắt.
-
Chế độ ăn uống: ăn uống gần như bình thường, không nên ăn kiêng một cách thái
quá, nên ăn nhiều lần và mỗi lần ít, ăn 2 bửa chính vào buổi sáng và trưa,
chiều và tối nên ăn nhẹ. Chế độ ăn nhiều đạm, đường, ít mỡ, không ăn các loại
thịt có nhiều mỡ, đồ rán, hoàn toàn không uống rượu bia.
PHÒNG BỆNH
- Cách phòng bệnh thông thường nhất
là nhận biết cách lây truyền bệnh của từng loại viêm gan siêu khác nhau, để có
phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.
- Vệ sinh ăn uống, rữa tay trước
và sau khi ăn, hạn chế ăn hàng, quán ngoài đường để phòng bệnh viêm gan siêu vi
A và E.
- Khi sử dụng các dịch vụ có
xuyên qua da và liên quan đến máu, đảm bảo phải an toàn, không quan hệ tình dục
bừa bải để phòng bệnh viêm gan siêu vi B, C và D.
- Hiện nay chỉ có Vaccine tiêm
phòng bệnh viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B. Vì vậy nên tiêm ngừa 2 loại
Vaccine này để phòng bệnh.
Tiêm vaccine phòng bệnh ngừa viêm gan siêu vi
A, viêm gan siêu vi B, hiện nay chưa có vaccine tiêm ngừa phòng bệnh cho viêm
gan siêu vi C.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét