Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

“TIÊU CHẢY” ĐÃ TỪNG ĐE DỌA TRỞ THÀNH “ ĐẠI DỊCH”

          Theo sự thông báo của tổ chức y tế thế giới (WHO), và Qủy nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF). Mặc dù chúng ta đang có những phương pháp điều trị đáp ứng kịp thời bệnh lý tiêu chảy, bệnh tiêu chảy vẫn là kẻ thù lớn nhất giết chết trẻ em nhiều hơn là bệnh lý AIDS, sốt rét và sỡi.
         Theo giám đốc điều hành quỷ nhi đồng liên hiệp quốc. tiêu chảy thật sự là một thảm họa, đang phát triển mạnh trên thế giới và gây rất nhiều sự thảm họa, dự đoán có 1,5 triệu trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy mỗi năm. Những phương pháp điều trị tiêu chảy hiệu quả và ít tốn tiền như chúng ta biết, nhưng chỉ có 39% trẻ em tiêu chảy nhận được phương pháp điều trị theo yêu cầu.
          Tổng thư ký tổ chức y tế thế giới, Bác sỹ Margaret Chan nói: chúng tôi biết nơi nào là những đứa đang bị tiêu chảy hoành hành đến tử vong, chúng tôi biết chúng tôi phải làm gì để ngăn cản những cái chết đó, và chúng tôi phải làm việc với chính phủ và những thành phần tham gia và đưa kế hoạch chiến lược có 7 mục tiêu vào các hoạt động.
          Tiêu chảy là bệnh lý chung về nhiễm trùng đường ruột mà thật sự có rất nhiều nguồn xuất phát khác nhau. Và chỉ có một số ít tổ chức có trách nhiệm quan tâm đến những trường hợp tiêu chảy cấp. Một loại vaccin mới phòng chống tiêu chảy cấp do Rotavirus rất an toàn và có hiệu quả trong việc phòng chống bệnh lý tiêu chảy cấp đã được sử dụng tại các bệnh viện cho trẻ em. Nhưng chưa được triển khai nhiều ở hầu hết các quốc gia đang phát triển.
           Những trường hợp tiêu chảy cấp dẫn đến tình trạng mất nước và chính sự mất nước này dẫn đến tử vong nhanh chóng trừ khi lượng nước được bù lại trong cơ thể một cách nhanh chóng, áp dụng cách bù nước, muối, và điện giải qua đường uống là phương pháp rẻ tiền và dể thực hiện nhất.
           Tỷ lệ 88% chết do tiêu chảy là liên quan đến vấn đề nguồn nước sử dụng không an toàn, hệ thống xử lý chất thải không hợp vệ sinh, và tình trạng vệ sinh cá nhân không tốt. vào năm 2006 dự đoán 2,5 tỷ người trên thế giới không sử dụng phương tiện xử lý rác thải hợp vệ sinh.

 
Có 5 loại tiêu chảy


             1. Tiêu chảy do kích thích bài tiết: tình trạng ruột bị tăng kích thích, gây rối loạn sự hấp thu các chất qua thành ruột, trong nhiều trường hợp tăng kích thích ruột ít thấy có sự hư hại về cấu trúc ruột. đây cũng là một trường hợp do độc khuẩn của vi khuẩn cholera tiết ra, một loại protein độc gây tăng kích thành ruột.
            2. Tiêu chảy do rối loạn hấp thu: rất nhiều nước được tiết vào thành ruột. đây có thể là kết quả của bệnh không hấp thu gluten, bệnh lý tuyến tụy, hay thuốc nhuận trường. và có nhiều chất không hấp thu như: magie, vitamin C, dường fructose, lactose…

            3. Tiêu chảy do tăng nhu động ruột: thức ăn được co bóp và vận chuyển quá nhanh trong lòng ruột, không đủ thời gian để ruột hấp thu chất dinh dưỡng và nước. nước tăng nhiều trong lòng ruột chính là nguyên nhân gây tiêu chảy.

            4. Tiêu chảy do nhiểm trùng: thành ruột bị viêm nhiểm, thường nhất là do các loại virus, rồi ký sinh trùng, bệnh lý hệ miễn dịch, lao, ung thư…
            5. Tiêu chảy do lỵ: đi cầu ra máu kèm những đợt tiêu chảy, nguyên nhân gây ra bởi các loại vi khuẩn đường ruột như: Shigella, Entamoeba Histolytica, và salmonela.


Nguyên nhân của tiêu chảy cấp:


- Phần lớn là do virus, Norovirus hay Rotavirus, ngoài ra cũng do virus viêm gan, herpes virus.
- Do vi khuẩn (campylobacter, salmonella, shigella va E. coli) và ký sinh trùng (Giardia Lambia và Cryptosporidium).
- Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây tiêu chảy cấp: trạng thái căng thẳng lo lắng, uống nhiều bia rượu, uống nhiều cà phê, một số loại thuốc.
- Do kháng sinh: uống nhiều kháng sinh gây tình trạng rối loạn khuẩn đường ruột, mất cân bằng tự nhiên trong thành ruột dẫn đến tiêu chảy cấp, viêm nhiểm và thường thấy do vi khuẩn Clostridium Difficle.


Nguyên nhân tiêu chảy mạn


- Do vi khuẩn, virus, thuốc nhuận trường, thói quen ăn uống,
- Một số điều kiện có tính chất kéo dài như: bệnh lý kém hấp thu, tiểu đường, hội chứng kích thích ruột, mất cân bằng lactose, bệnh lý tuyến tụy. viên đại tràng mạn.
Tổ chức y tế thế giới đã có kế hoạch lớn bao gồm 2 hướng điều trị và 5 phương pháp dự phòng:


2 Phương pháp xử trí:
                 1. Bù nước mất do tiêu chảy


                 2. Sử dụng kẽm để giảm đi tính cấp của tình trạng tiêu chảy.
5 phương pháp dự phòng:

                 1. Tạo miển dịch chống lại Rotavirus và sỡi

                 2. Không bú và hỗ trợ vitamin A.

                 3. Rữa tay bằng xà phòng

                4. Sử dụng nguồn nước máy đạt chất lượng

                5. Phát triển và nâng cấp hệ thống xử lý chất thải (nước và rác)

Những điều nên làm khi bị tiêu chảy


- Uống nhiều nước (nếu có thể); dùng các loại nước bổ sung muối, đường và các chất điện giải (oresol, hydrite…)

- Ăn bình thường với những thức ăn dể tiêu: cháo, bánh mì, cơm, mì, khoai tây. Không ăn những thức ăn không có nhiều mỡ.

- Uống thuốc: Những loại thuốc làm tăng sự hấp thu nước qua thành ruột. làm chậm sự vận chuyển trong lòng ruột (loperamide); uống các loại bổ xung men đường ruột (antibio, probio, lacterol, lactomin…). Không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy trong giai đoạn đầu, các chất độc lưu lại trong ruột gây tình trạng nhiểm trùng tiêu hóa nặng hơn.

- Vẫn cho trẻ bú sữa, uống sữa bình thường.


BS Nguyễn Đức Hoạt
(Phòng y tế quận 4)

Không có nhận xét nào: