Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2009

BỆNH UỐN VÁN


1 Bệnh uốn ván là gì?
Bệnh uốn ván là bệnh do độc tố uốn ván tác động vào hệ thần kinh cơ. Sau khi người bệnh có vết thương hở tiếp xúc với nha bào uốn ván có trong đất, môi trường xung quanh. Ví dụ: vết thương bẩn hoặc cuống rốn trẻ sơ sinh bị bẩn.
Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh uốn ván. Bệnh có thể gặp và nguy hiểm ở trẻ sơ sinh được gọi là uốn ván sơ sinh (UVSS). Hầu hết trẻ sơ sinh mắc UVSS đều tử vong. UVSS hay gặp ở vùng nông thôn, nơi có tỉ lệ đẻ tại nhà cao, đẻ và chăm sóc rốn không đảm bảo vô trùng. Trong năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 200.000 trẻ sơ sinh tử vong vì bệnh UVSS.
2 Bệnh uốn ván lây truyền như thế nào?
Bệnh uốn ván không lây truyền từ người sang người.
Người có thể bị nhiễm uốn ván khi vết thương hoặc vết cắt bị nhiễm bẩn do đinh, dao, mảnh vụn của gỗ bẩn và động vật cắn.
Người phụ nữ có thể có nguy cơ nhiễm trùng cao nếu dùng dụng cụ bị nhiễm bẩn khi sinh hoặc nạo thai.
Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm bẩn nếu dụng cụ dùng để cắt rốn, chăm sóc rốn hoặc tay của người đỡ đẻ không sạch.
Trẻ nhỏ cũng có thể bị bệnh khi dùng các dụng cụ bẩn cắt bao qui đầu, rạch da và những thứ không sạch đắp vào các vết thương
3 Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì?
Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3 đến 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao.
Ở trẻ em và người lớn
cứng cơ hàm là dấu hiệu đầu, Tiếp theo là cứng cổ, khó nuốt, co cứng cơ bụng, cơ co thắt, vã mồ hôi và sốt. Trẻ sơ sinh bị UVSS vẫn bú và khóc bình thường trong 2 ngày đầu khi sinh.
Bệnh xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau khi sinh, trẻ không bú được và tiếp theo là co cứng và co giật, hầu hết trẻ thường tử vong.
4 Biến chứng của bệnh uốn ván là gì?Co thắt và co giật các cơ, có thể gãy xương sống hoặc các xương khác. Rối loạn nhịp tim, hôn mê, viêm phổi và các nhiễm trùng khác có thể xảy ra. Tử vong cao ở trẻ nhỏ và người già.
5 Điều trị bệnh uốn ván?
Bệnh uốn ván ở mọi lứa tuổi cần phải điều trị cấp cứu tại bệnh viện.
6 Phòng bệnh uốn ván như thế nào?Để phòng bệnh UVSS, trẻ nhỏ tiêm vắc xin DPT hoặc DT (tritanrix, pentaxim, infanrixhexa các mủi kết hợp có ngừa bệnh uốn ván ) thường tiêm cho trẻ ở tháng thứ 2,3,4, và 16 và đến 6 tuổi tiêm nhắc lại VAT, và năm 18 tuổi tiêm nhắc lại một lần nữa là ngừa uốn ván được 20 năm.
Để phòng bệnh UVSS cần tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai và nữ sinh đẻ. Bao gồm 2 mũi tiêm VAT ,Tiêm vắc xin uốn ván sẽ phòng được uốn ván cho mẹ và UVSS cho con.
Với người bị vết thương thì tiêm SAT+VAT 1 sau đó 1 tháng tiêm VAT 2

PHÁC ĐỒ NGỪA UỐN VÁN 30 NĂM
Mũi 1 cách mũi 2 1 tháng ,
Mũi 2 cách mũi 3 12 tháng ( ngừa được 5 năm)
Mũi 3 cách mũi 4 5 năm (ngừa được 10 năm)
Mũi 4 cách mũi 5 10 năm (ngừa được 20 năm nữa)





1 nhận xét:

Nặc danh nói...

BAC SY NOI RANG TIEM 3 MUI DAU O 3 THANG DAU CHO DUA TRE, VA MOT MUI O THANG THU 16 VAY THI NGUA DUOC BENH UON VAN BAO NHIEU LAU BAC SY?
BS LAM ON CHO BIET ! ???