CHÀO BAN NHÉ!
TÔI XIN NÓI MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ LIỆT THẦN KINH 7
LIỆT DÂY THẦN KINH 7
1-KHÁI NIỆM –DỊCH TỂ VÀ LỊCH SỬ : :Liệt dây thần kinh (dtk) VII ngoại biên là một bệnh gặp tương đối phổ biến trên lâm sàng, chiếm 2,95% bệnh thần kinh (Các nguyên lý y học nội khoa Harrison, tập 5, tài liệu dịch, trang 204), thường gặp ở mùa đông xuân và ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân thường do lạnh, nhiễm trùng, chấn thương khối u hoặc các rối loạn trong xương đá trong đó nguyên nhân do lạnh chiếm 80% (Nội khoa cơ sở, tập 1, 2004).
Từ cổ xưa chứng liệt mặt đã được mô tả trong các y văn của người La Mã. Năm 600, Paulus Acginata mô tả chi tiết liệt lông mày và là người đầu tiên khâu sụn mi trong liệt mặt. Năm 1972, Frank là người đầu tiên mô tả chính xác liệt mặt. Sau đó, 1852 Charles Bell đã hiệu đính lại những điểm mấu chốt. Năm 1835, Bernad nhấn mạnh vai trò của sự nhiễm lạnh trong liệt mặt và ông là người đầu tiên nhận định liệt mặt là do cơ chế thắt nghẹt dtk trong ống xương, ông cho rằng sự rối loạn tuần hoàn của mạch nuôi thần kinh VII trong cống Fallope đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý này. Bệnh không đe dọa đến mạng sống của bệnh nhân nhưng gây ảnh hưởng đến một số hoạt động thường ngày như: nhai khó bên liệt, ăn uống bị đổ ra ngoài, mắt không nhắm được, dễ gây các bệnh về mắt mỗi khi có kích thích tác động, và điều quan trọng là làm mất thẩm mỹ khuôn mặt nên bệnh nhân thường đến khám chữa bệnh rất sớm, và đây là một điều kiện thuận lợi cho thầy thuốc trong quá trình đánh giá hiệu quả điều trị.
Về phương diện điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh, Y học hiện đại đã áp dụng các phương pháp: chiếu tia hồng ngoại hoặc sóng ngắn, thuốc corticod và vitamin, phẫu thuật… Nhược điểm của phương pháp này là giá thành cao, đặc biệt corticoid có ảnh hưởng tới dạ dày, gan, thận, xương, huyết áp… Vì thể, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo cần nghiên cứu sử dụng các phương pháp Y học cổ truyền trong điều trị để vừa hạ giá thành vừa tránh được tai biến do dùng thuốc.
Đông y có rất nhiều phương pháp để điều trị liệt dtk VII ngoại biên do lạnh như: uống thuốc, cao dán, cứu, ôn châm, điện châm, thủy châm, laser châm, từ châm, dán thuốc trên huyệt, xoa bóp bấm huyệt… đặc biệt phương pháp châm cứu hiện nay hầu như là chỉ định tất yếu cho điều trị bệnh này. Tuy nhiên châm kim thường gây đau và đôi khi gây nhiễm trùng tại vị trí châm nếu vô trùng không tốt.
Trên cơ sở tìm hiểu cơ chế điện xung tác động lên huyệt, chúng tôi và cộng sự đã áp dụng máy điện châm PG6 của Nhật để điều trị liệt dtk VII ngoại biên do lạnh, bằng cực dán tác động lên huyệt.
2-CHẨN ĐOÁN:
Tiêu chuẩn chẩn đoán: chủ yếu dựa vào lâm sàng
- Mất nếp nhăn trán.
- Mất rãnh mũi má.
- Nhân trung lệch.
- Dấu hiệu Charlles Bells (+)
- Rối loạn thần kinh thực vật: khô mắt, chảy nước mắt, giảm tiết nước bọt.
Xác định nguyên nhân:
-liệt kinh 7 có nhiều nguyên nhân khác nhau: do đó phải tìm nguyên để chẩn đoán chính xác và cho quyết định điều trị cuối cùng như , nhiểm trùng tai trong, chấn thương, khối u, tai biến mạch máu não, do nhiểm lạnh chiếm 80%.
3-ĐIỀU TRỊ:
Tây y: kháng viêm, chống viêm dây thần kinh, giảm đau, thuốc nhỏ mắt
Cụ thể là :Kháng viêm corticoid, giảm đau paracetamol, chống viêm dây thần kinh B1, B6,
Đông y: châm cứu điện
chọn từng cặp theo từng nhóm cơ bị liệt đã được xác định trên lâm sàng:
- Cơ mi: Tình minh - Toản trúc; Ngư yêu - Ty trúc không
- Cơ vòng môi: Nhân trung - Thừa tương
- Cơ má: Địa thương - Giáp xa; Nghinh hương - Quyền liêu
Dán từng cặp điện cực theo từng nhóm cơ như đã nói ở trên, mỗi lần điều trị 6 - 8 huyệt tùy mức độ liệt của từng nhóm cơ.
- Thời gian mỗi lần châm 20 phút/24 giờ
- Thông số sử dụng máy điện châm: Máy điện châm PG6 của Nhật.
+ Dạng xung hình lưỡi cày gián đoạn
+ Tần số ban đầu 10 - 15 nhịp/1 phút, tăng dần tần số theo diễn biến hằng ngày, tối đa 30 nhịp/phút.
Liệu trình điều trị tối đa 4 tuần
Đánh giá hiệu quả hàng tuần dựa vào triệu chứng cơ năng và thực thể trên lâm sàng.
Ghi nhận khách quan hiệu quả điều trị dựa vào hình ảnh được chụp trước, trong và sau khi điều trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét