Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

THÔNG TƯ 41/2011/ TT-BYT BAN HÀNH 14/11/2011 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

ĐỀ NGHỊ CÁC BẠN CÓ THỀ VÀO LẤY FILE THÔNG TƯ 41 VÀ NGHỊ ĐỊNH 87 THEO ĐỊA CHỈ
                                   YTETUNHAN@YAHOO.COM.VN  -   PASSWORD: 39434595

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

KHÁM BỆNH TỪ THIỆN TẠI HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG (30/10/2011)

ĐOÀN KHÁM BỆNH TỪ THIỆN THIÊN ÂN QUẬN 4

NGAY TỪ SÁNG SỚM ĐÃ CÓ RẤT NHIỀU  BỆNH NHÂN TẬP TRUNG TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG


Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

KHOAI TÂY GIÚP GIẢM BÉO


MỘT NGHIÊN CỨU MỚI CHO RẰNG KHOAI TÂY LÀ MỘT PHẦN CỦA CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG ĐỂ GIẢM BÉO

     Một nghiên cứu mới vừa được phát hành bởi Trường Đại học California và Trung tâm quốc gia về Kỹ thuật và An toàn thực phẩm, và Viện kỹ thuật sinh học Mỹ đã chứng minh rằng: con người có thể thêm khoai tây vào chế độ ăn kiêng và có thể làm giảm cân tiếp tục trong chế độ ăn kiêng. Nghiên cứu này đã được giới thiệu ở Hội nghị khoa học thường lệ lần thứ 28 về tình hình béo phì trong xạ hội, từ ngày 8-12 tháng 10/2010 tại Mỹ.
     Nghiên cứu đưa ra một số thông tin mới hơn về vai trò của khoai tây và chỉ số glycemic trong việc giảm cân, rất nhiều thắc mắc về khoai tây và cuối cùng có sự kết luận chung xem khoai tây như là một loại rau quả có chỉ số glycemic rất cao dùng trong chế độ ăn kiêng rất tốt.
     Kết quả của nghiên cứu này xác nhận những gì mà các chuyên gia vể sức khỏe và dinh dưỡng đã nói nhiều năm trước đó, khoai tây góp phần vào quá trình giảm cân, giảm lượng calori mà có thể tính được, tuy nhiên nó không phải là hoàn toàn.
     Các nhà nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm trên 86 người đàn ông và đàn bà quá cân trong thời gian 12 tuần lễ, để đo lường hiệu quả của chế độ ăn kiêng giảm calo và chỉ số glycemic xác định bằng cách thêm khoai tây vào chế độ ăn kiêng. Người tham gia vào thí nghiệm được chia ngẩu nhiên thành 3 nhóm và mỗi nhóm có 1 chế độ ăn kiêng và thêm vào chế độ ăn kiêng 5 đến 7 lượt ăn khoai tây trong tuần. Kết quả xác nhận rằng tất cả 3 nhóm đều giảm cân.
     Nhóm thứ nhất cho một danh sách thức ăn có chỉ số glycemic thấp bao gồm trong chế độ ăn kiêng hàng ngày của họ. Nhóm thứ hai cho một danh sách thức ăn với chỉ số glycemic cao trong chế độ ăn kiêng hàng ngày. Cả hai nhóm này giảm đi 500 calo thu nhập vào cơ thể mỗi ngày bằng chế độ ăn 5 đến 7 lần khoai tây mỗi tuần. Tất cả những người tham gia được hướng dẫn và ghi nhận bởi chuyên gia ăn kiêng và chỉ ăn theo danh sách thức ăn cho sẵn, những thức ăn là khoai tây. Những người tham gia vào nhóm thí nghiệm thứ 3, gọi là nhóm tự chủ, và được phép chọn những thức ăn hàng ngày và số lượng calo vào cơ thể của chính họ, nhưng được khuyến khích ở đây là chế độ ăn kiêng thành công của người Mỹ và theo hướng dẫn bằng tháp đồ dinh dưỡng. Yêu cầu giống nhau của nhóm thứ 3 và 2 nhóm kia là phải ăn 5 đến 7 lần khoai tây mỗi tuần. Tất cả các nhóm tham gia thí nghiệm được cung cấp công thức và tư vấn theo chế độ ăn kiêng rất thành công. Kết quả xác nhận rằng tất cả 3 nhóm đều giảm cân và không có sự khác biệt đáng kể nào trong vấn đề giảm cân giữa nhóm có chỉ số glycemic cao và thấp. Điều này xác nhận rằng lượng glycemic trong khoai tây rất cao nhưng không ảnh hưởng gì đến chế độ ăn kiêng mặt khác khoai tây rất có hiệu quả trong mục tiêu giảm cân.
     Đây là tin tức tốt lành cho những người thích khoai tây và những khách hàng có sự quan tâm đến các loại thức ăn tốt cho sức khỏe. Một bịch khoai tây 30g chỉ chứa 110 calo, 45% lượng vitamin c hàng ngày và không có chứa mỡ, Sodium hay Cholesterol.
     Ngày nay Bộ phát triển nông nghiệp Mỹ đã công nhận: khoai tây là thực phẩm nên được khuyến khích trong chế độ ăn giảm cân và giử một vai trò quan trọng trong chương trình giảm cân bảo vệ sức khỏe.


NGƯỜI DỊCH: Bs Nguyễn Đức Hoạt
Theo Medical News


Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

DẠNG RỐI LOẠN TIÊU HÓA ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SỐNG.
        Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng của đường tiêu hóa, không có tổn thương thực thể hay rối loạn sinh học, còn gọi là hội chứng đại tràng kích thích, đại tràng bị co thắt. Đây là một bệnh lý khá phổ biến ngày nay trên thế giới cũng như tại việt nam hiện nay, thường gặp ở lứa tuổi 30-60 và nữ nhiều hơn nam, người dễ mắc bệnh là những người có rối thần kinh chức năng như: lo lắng, căng thẳng, u uất, trầm cảm, lãnh cảm, …bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng thường xuyên tái phát gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, trong khi chi phí điều trị rất tốn kém mà hiệu quả lại hạn chế.
1. Triệu chứng: Đau bụng, trướng bụng, rối loạn đi cầu táo bón hoặc tiêu chảy, ngoài ra còn các triệu chứng ngoài đường tiêu hóa như: tiểu khó, tiểu gấp, rối loạn kinh nguyệt, đau cơ đau lưng, nhức đầu, mất ngũ, dị cảm, chóng mặt, mệt mỏi, hồi hộp đau ngực…

Đặc điểm của đau bụng, tiêu chảy và táo bón trong hội chứng ruột kích thích
Đau bụng: Là triệu chứng chủ yếu của hội chứng ruột kích thích, đau cảm giác nặng bụng, chướng bụng, đầy hơi, đau tăng khi cảm giác căng thẳng hoặc mệt nhọc, giảm đau khi nghỉ ngơi, đặc biệt là cảm giác đau bụng khó chịu sẽ bớt hoàn toàn sau khi đại tiện, trung tiện.

Đại tiện: Phân thay đổi hình dạng, lổn nhổn, nhảo, lỏng hoặc nhày; bất thường về số lần đi cầu > 3 lần/ngày hoặc < 3 lần/tuần, cảm giác mỗi lần đại tiện mót rặn, không hết phân; cảm giác muốn đi cầu xuất hiện ngay sau khi ăn.

Lưu ý:

       Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, giai đoạn đầu còn là những rối loạn về chức năng, ruột già tăng kích thích, nhưng khi thấy có các triệu chứng: đi cầu mót rặn, đau vùng hậu môn, phân đàm máu, người sốt, bạch cầu tăng và tốc độ lắng máu tăng, thiếu máu. Thì báo động đây là bệnh lý tổn thương thực thể ở ruột già.

     Những thuốc dùng thường xuyên có ảnh hưởng đến thói quen đại tiện: Gây táo bón là thuốc có Á phiện, thuốc chống trầm cảm, kháng Cholinergic, ức chế Canxi, Phenolbarbital, Aminazine…Gây tiêu chảy là các loại kháng sinh, thuốc nhuận trường, Sorbitol, thuốc kháng viêm không Steroid…

2. Điều trị: Chủ yếu là điều trị triệu chứng gây khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc của người bệnh, tùy vào triệu chứng nổi trội ở mỗi bệnh nhân khác nhau. Đây là một bệnh thường hay tái phát, điều trị thật sự khó khăn và hiệu quả hạn chế, mục tiêu điều trị là làm giảm triệu chứng, chính vì vậy bệnh nhân thường lo lắng, cần phải có sự phối hợp giữa bệnh nhân và thầy thuốc.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt:
Tránh không ăn các loại thực phẩm, đồ ăn và nước uống có nhiều nguy cơ như: thức ăn không rõ nguồn gốc, thức ăn chế biến sẵn ngoài đường phố, thức ăn bị ôi thiu và nhiễm hóa chất độc hại.

        Bệnh nhân quan tâm và phát hiện các loại thức ăn nào thường “không dung nạp”, hay gây tiêu chảy và đau bụng (ví dụ như thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, bơ, sữa tươi…) và tự họ phải hạn chế bớt các loại thức ăn đó.

        Đối với trường hợp táo bón thường xuyên, cần khuyên bệnh nhân uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ, rau quả tươi nhuận trường như: đu đủ, chuối, khoai lang... Tránh các thức ăn như: cá khô, các loại mắm, không ăn các gia vị cay, nóng...

        Nên hoạt động thể lực, hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tránh bớt các căng thẳng về thần kinh…

Thuốc điều trị triệu chứng:
Thuốc chống co thắt: làm giảm đau bụng như atropin, trimebutine, primperan, papaverin, buscopan…

Thuốc chống đầy hơi trướng bụng: Normogastryl, carbongastryl…

Thuốc chống tiêu chảy: loperamide, diphenoxylate, cholestyramine… các thuốc này làm giảm chuyển vận của ruột.

Thuốc nhuận trường: lactulose, sorbitol, methyl cellulose, bisacodyl…

Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: diosmectite, attapulgite mormoiron, bismuth … có hiệu quả che chở niêm mạc ruột, hấp phụ các độc tố.

Các vi khuẩn thay thế : Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces boulardii… có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột.

3. Những thông tin mới từ Medical News:

         Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích không rõ, vì vậy các phương pháp điều trị đều có chung một mục tiêu là làm giảm đi các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống. Một nghiên cứu mới đây của Viện đại học Y khoa Canada thấy rằng có sự thay đổi về mặt cấu trúc não ở những bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích, mật độ chất xám có thể tăng lên hoặc giảm xuống ở các khu vực điều khiển xúc cảm, ngăn chặn cảm giác đau và quá trình thông tin cảm giác nội tạng.

          Hội chứng ruột kích thích được xem là một rối loạn tiêu hóa chức năng, các triệu chứng thường xuyên tái lại và càng nặng hơn khi bệnh nhân trong trạng thái căng thẳng. Các triệu chứng này có thể được điều khiển và giảm đi bằng cách chính bản thân bệnh nhân quản lý được trạng thái tâm lý của mình, thay đổi cách sống, tránh căng thẳng, nghỉ ngơi và thư giản hợp lý.

         Thực hiện chế độ ăn kiêng một số thức ăn như: Chocolate, sữa, rượu, bia, thịt mỡ, các loại thức uống có carbonate…có thể gây tiêu chảy hay táo bón. Tùy vào tính dung nạp thức ăn của mỗi người, chính bản thân người bệnh phải quan tâm để biết được những thức ăn nào gây tiêu chảy cho mình và có thể tránh.

          Các triệu chứng gây khó chịu của hội chứng ruột kích thích có thể được cải thiện và giảm nhiều bằng cách Tập thể dục, vận động cơ thể mỗi lần 20-30 phút, 5 lần trong một tuần. Điều này đã được nghiên cứu và chứng minh trên thực tế 102 bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích, độ tuổi từ 18-65 tại bệnh viện Sahlgrenska thuộc trường đại học y khoa Thụy Điển.

           Theo tạp chí chuyên đề Y học NEJM (New England Journal of Medicine). Trong giai đoạn rối loạn chức năng ruột chuyển sang các dấu hiệu và triệu chứng của tổn thương thực thể. Một loại kháng sinh có tên là Rifaximin được nghiên cứu, dùng Rifaximin 550mg, mỗi lần 1 viên × 3 lần/ngày trong vòng 2 tuần, kết quả rất tốt, giảm nhiều triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và cải thiện hoàn toàn các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân 10 tuần sau đó kể từ ngày dừng thuốc kháng sinh.

Bs Nguyễn Đức Hoạt
(Phòng y tế quận 4)

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

“TIÊU CHẢY” ĐÃ TỪNG ĐE DỌA TRỞ THÀNH “ ĐẠI DỊCH”

          Theo sự thông báo của tổ chức y tế thế giới (WHO), và Qủy nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF). Mặc dù chúng ta đang có những phương pháp điều trị đáp ứng kịp thời bệnh lý tiêu chảy, bệnh tiêu chảy vẫn là kẻ thù lớn nhất giết chết trẻ em nhiều hơn là bệnh lý AIDS, sốt rét và sỡi.
         Theo giám đốc điều hành quỷ nhi đồng liên hiệp quốc. tiêu chảy thật sự là một thảm họa, đang phát triển mạnh trên thế giới và gây rất nhiều sự thảm họa, dự đoán có 1,5 triệu trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy mỗi năm. Những phương pháp điều trị tiêu chảy hiệu quả và ít tốn tiền như chúng ta biết, nhưng chỉ có 39% trẻ em tiêu chảy nhận được phương pháp điều trị theo yêu cầu.
          Tổng thư ký tổ chức y tế thế giới, Bác sỹ Margaret Chan nói: chúng tôi biết nơi nào là những đứa đang bị tiêu chảy hoành hành đến tử vong, chúng tôi biết chúng tôi phải làm gì để ngăn cản những cái chết đó, và chúng tôi phải làm việc với chính phủ và những thành phần tham gia và đưa kế hoạch chiến lược có 7 mục tiêu vào các hoạt động.
          Tiêu chảy là bệnh lý chung về nhiễm trùng đường ruột mà thật sự có rất nhiều nguồn xuất phát khác nhau. Và chỉ có một số ít tổ chức có trách nhiệm quan tâm đến những trường hợp tiêu chảy cấp. Một loại vaccin mới phòng chống tiêu chảy cấp do Rotavirus rất an toàn và có hiệu quả trong việc phòng chống bệnh lý tiêu chảy cấp đã được sử dụng tại các bệnh viện cho trẻ em. Nhưng chưa được triển khai nhiều ở hầu hết các quốc gia đang phát triển.
           Những trường hợp tiêu chảy cấp dẫn đến tình trạng mất nước và chính sự mất nước này dẫn đến tử vong nhanh chóng trừ khi lượng nước được bù lại trong cơ thể một cách nhanh chóng, áp dụng cách bù nước, muối, và điện giải qua đường uống là phương pháp rẻ tiền và dể thực hiện nhất.
           Tỷ lệ 88% chết do tiêu chảy là liên quan đến vấn đề nguồn nước sử dụng không an toàn, hệ thống xử lý chất thải không hợp vệ sinh, và tình trạng vệ sinh cá nhân không tốt. vào năm 2006 dự đoán 2,5 tỷ người trên thế giới không sử dụng phương tiện xử lý rác thải hợp vệ sinh.

 
Có 5 loại tiêu chảy


             1. Tiêu chảy do kích thích bài tiết: tình trạng ruột bị tăng kích thích, gây rối loạn sự hấp thu các chất qua thành ruột, trong nhiều trường hợp tăng kích thích ruột ít thấy có sự hư hại về cấu trúc ruột. đây cũng là một trường hợp do độc khuẩn của vi khuẩn cholera tiết ra, một loại protein độc gây tăng kích thành ruột.
            2. Tiêu chảy do rối loạn hấp thu: rất nhiều nước được tiết vào thành ruột. đây có thể là kết quả của bệnh không hấp thu gluten, bệnh lý tuyến tụy, hay thuốc nhuận trường. và có nhiều chất không hấp thu như: magie, vitamin C, dường fructose, lactose…

            3. Tiêu chảy do tăng nhu động ruột: thức ăn được co bóp và vận chuyển quá nhanh trong lòng ruột, không đủ thời gian để ruột hấp thu chất dinh dưỡng và nước. nước tăng nhiều trong lòng ruột chính là nguyên nhân gây tiêu chảy.

            4. Tiêu chảy do nhiểm trùng: thành ruột bị viêm nhiểm, thường nhất là do các loại virus, rồi ký sinh trùng, bệnh lý hệ miễn dịch, lao, ung thư…
            5. Tiêu chảy do lỵ: đi cầu ra máu kèm những đợt tiêu chảy, nguyên nhân gây ra bởi các loại vi khuẩn đường ruột như: Shigella, Entamoeba Histolytica, và salmonela.


Nguyên nhân của tiêu chảy cấp:


- Phần lớn là do virus, Norovirus hay Rotavirus, ngoài ra cũng do virus viêm gan, herpes virus.
- Do vi khuẩn (campylobacter, salmonella, shigella va E. coli) và ký sinh trùng (Giardia Lambia và Cryptosporidium).
- Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây tiêu chảy cấp: trạng thái căng thẳng lo lắng, uống nhiều bia rượu, uống nhiều cà phê, một số loại thuốc.
- Do kháng sinh: uống nhiều kháng sinh gây tình trạng rối loạn khuẩn đường ruột, mất cân bằng tự nhiên trong thành ruột dẫn đến tiêu chảy cấp, viêm nhiểm và thường thấy do vi khuẩn Clostridium Difficle.


Nguyên nhân tiêu chảy mạn


- Do vi khuẩn, virus, thuốc nhuận trường, thói quen ăn uống,
- Một số điều kiện có tính chất kéo dài như: bệnh lý kém hấp thu, tiểu đường, hội chứng kích thích ruột, mất cân bằng lactose, bệnh lý tuyến tụy. viên đại tràng mạn.
Tổ chức y tế thế giới đã có kế hoạch lớn bao gồm 2 hướng điều trị và 5 phương pháp dự phòng:


2 Phương pháp xử trí:
                 1. Bù nước mất do tiêu chảy


                 2. Sử dụng kẽm để giảm đi tính cấp của tình trạng tiêu chảy.
5 phương pháp dự phòng:

                 1. Tạo miển dịch chống lại Rotavirus và sỡi

                 2. Không bú và hỗ trợ vitamin A.

                 3. Rữa tay bằng xà phòng

                4. Sử dụng nguồn nước máy đạt chất lượng

                5. Phát triển và nâng cấp hệ thống xử lý chất thải (nước và rác)

Những điều nên làm khi bị tiêu chảy


- Uống nhiều nước (nếu có thể); dùng các loại nước bổ sung muối, đường và các chất điện giải (oresol, hydrite…)

- Ăn bình thường với những thức ăn dể tiêu: cháo, bánh mì, cơm, mì, khoai tây. Không ăn những thức ăn không có nhiều mỡ.

- Uống thuốc: Những loại thuốc làm tăng sự hấp thu nước qua thành ruột. làm chậm sự vận chuyển trong lòng ruột (loperamide); uống các loại bổ xung men đường ruột (antibio, probio, lacterol, lactomin…). Không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy trong giai đoạn đầu, các chất độc lưu lại trong ruột gây tình trạng nhiểm trùng tiêu hóa nặng hơn.

- Vẫn cho trẻ bú sữa, uống sữa bình thường.


BS Nguyễn Đức Hoạt
(Phòng y tế quận 4)

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

TRÀ XANH CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC BỆNH VIÊM DA

     Các nhà nghiên cứu của Trường Y khoa Georgia ở Mỹ cho rằng trà xanh cho chúng ta môt hy vọng lớn trong tương lai về tác dụng điều trị được một số bệnh lý viêm da như bệnh vẩy nến và gàu trên da đầu của chúng ta.
     Nghiên cứu trên những vật nuôi trong nhà, một số bệnh lý viêm nhiễm da có đặc điểm như: da khô, đỏ, dầy đóng thành từng mảng mà nguyên nhân gây ra bởi sự viêm nhiễm và sự tăng sinh quá mức của tế bào. Bằng liệu pháp trà xanh đã cho chúng ta thấy được sự phát triển chậm hơn của các tế bào da và có sự hiện hữu của một loại Gen có thể điều khiển chu kỳ sống của tế bào da.
     “Vẩy nến” là một bệnh lý tự miễn, các tế bào tự miễn này có tính chất chống lại sự viêm nhiễm tại tế bào da và làm cho các tế bào da phát triển ngoài tầm kiểm soát dẫn đến da dầy lên. Trong bệnh lý vẩy nến, những tế bào miễn dịch chống lại sự truyền nhiễm bệnh, thay vì phải giải thoát và phóng thích các tế bào Cytokines mà là nguyên nhân gây ra sự viêm nhiễm và sản sinh quá mức của tế bào.
      Trà xanh thực sự đã ngăn chặn được sự viêm nhiễm, và có tính chất điều khiển một loại Protein trong Gen mà có thể tác động đến chu kỳ sống của tế bào, và làm giảm đi những những kháng thể hạt nhân tế bào tăng sinh (PCNA) là một loại kháng thể làm cho tế bào da phát triển quá mức trong bệnh lý vẩy nến. Nghiên cứu cho thấy trước khi điều trị, các kháng thể PCNA xuất hiện trong tất cả các lớp của da và sau quá trình điều trị bằng trà xanh chỉ thấy kháng thể này ở lớp da cơ bản bên ngoài. Đây là một kết quả cho chúng ta sự bất ngờ và hy vọng lớn về tác dụng của trà xanh trong việc điều trị căn bệnh vẩy nến trong tương lai.

BS NGUYỄN ĐỨC HOẠT
Phòng y tế quận 4
Theo Medical News





Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG CAO, BÉO PHÌ, NHIỀU NGUY CƠ CÓ CỤC MÁU ĐÔNG TRONG MẠCH MÁU NHỎ NGOẠI BIÊN

        Những người đàn ông có chiều cao mà béo phì thì trong mạch máu nhỏ, mạch máu vùng sâu trong cơ thể có nhiều nguy cơ hình thành cục máu đông, đây là trường hợp đặc biệt nguy hiểm cho giới đàn ông. Điều này được các nhà nghiên cứu người Na-uy xuất bản trong tạp chí chuyên đề sinh học về động mạch, máu đông và hạch bạch huyết.
         Nhiều nhà nghiên cứu trên thới giới cho rằng những người béo phì thì có nguy cơ cao về hình thành cục máu đông trong mạch máu ở ngoại biên trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng thấp như chi dưới, cũng như là những cục máu đông trong hệ mạch máu ở phổi mà có thể làm ảnh hưởng đến tim mạch và gây cơn đột tử.


        Nhóm nghiên cứu ở trường đại học Tromso ở Na-Uy đã có một sự so sánh nguy cơ hình thành cục máu đông ở những người đàn ông béo phì cao và thấp, những người đàn bà béo phì cao và thấp, và những người đàn ông và đàn bà có chiếu cao và cân nặng bình thường. Kết quả nghiên cứu cho nguy cơ như sau:


- Những người đàn ông cao, béo phì có nguy cơ 5,28 lần


- Những người đàn bà cao, béo phì có nguy cơ 2,77 lần


- Những người đàn ông cao cân nặng bình thường nguy cơ 2,57 lần

- Những người đàn bà cao cân nặng bình thường không có nguy cơ

- Những người đàn ông thấp béo phì có nguy cơ 2,11 lần

- Những người đàn bà thấp béo phì có nguy cơ 1,83 lần

Họ tìm thấy một điều nguy cơ hình thành cục máu đông nhiều ở những nhóm người có chiều cao, đặc biệt là nam, ở phụ nữ thì thường thấy ở những người mang thai, uống thuốc ngừa thai thường xuyên, hoặc có gen từ gia đình có tiền sử có cục máu đông.

BS Nguyễn Đức Hoạt
(Phòng y tế quận 4)
Medical news (29/4/2011)



Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CẦN QUAN TÂM TRONG RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ EM

         Hệ tiêu hóa bao gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột, tụy, gan. Như vậy khi bị rối loạn tiêu hóa ta liên tưởng ngay đến sự rối loạn của các cơ quan này. Các bệnh lý và triệu chứng thường thấy nhất ở trẻ mà ta có thể gọi là rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón, nôn ói, đau bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, cầu phân sống…

        Tuyến nước bọt phát triển chưa hoàn thiện, dịch vị dạ dày giống như người lớn nhưng chất lượng và khối lượng kém hơn. Răng chưa phát triển và hiện tượng mọc răng phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ và em bé… nên quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở trẻ dài và chậm hơn người lớn.


        Thành thực quản mỏng, đàn hồi kém do lớp cơ chưa phát triển nhất là cơ tâm vị còn lỏng lẽo, dạ dày còn nằm ngang do đó trẻ khó giữ được thức ăn trong dạ dày, dể bị ọc, nôn do tác động bên ngoài như bế, ẵm và sóc mạnh sau ăn no.

         Hệ miễn dịch ở trẻ em chưa hoàn thiện, khả năng đề kháng với bệnh tật kém, đặc biệt là hệ hô hấp dể cảm thụ với môi trường bệnh tật bên ngoài, chính vì vậy bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ em chiếm tỷ lệ khá cao, và đây là nguyên nhân trẻ phải dùng kháng sinh khá nhiều hiện nay, chính các loại kháng sinh này đã giết chết các nhóm khuẩn có lợi cho đường ruột của trẻ, dẫn đến trẻ dể bị sình bụng, đầy hơi khó tiêu, đi phân sống, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

          Nhìn chung chức năng của bộ máy tiêu hóa ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn toàn và đầy đủ, cộng thêm những yếu tố khác như: kiến thức hạn chế của bà mẹ, sai lầm cách sử dụng nguồn sữa cho bé, thực phẩm không vệ sinh và an toàn, thức ăn không thích hợp theo độ tuổi… tất cả tác động đưa đến tình trạng trẻ em bị rối loạn tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao.


BS Nguyễn Đức Hoạt
(Phòng y tế quận 4)

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

GIA VỊ BỘT CÀ RI CÓ THỂ NGĂN CHẶN ĐƯỢC SỰ HỦY TẾ BÀO GAN

BỘT CÀ RI
Curcumin, một chất hóa học đem lại cho cà ri sự hấp dẫn của nó, và cũng mang lại một sự hứa hẹn trong việc ngăn ngừa và điều trị sự hủy tế bào gan trong bệnh lý mà chúng ta được biết như là gan nhiễm mỡ, đó là nghiên cứu mới của Viện đại học Saint Louis ở Mỹ.

Curcumin là một chất có trong cây nghệ, một loại cây trồng được người Trung Quốc dùng làm thuốc đông y từ hàng nghìn năm nay. Nghiên cứu nổi bật gần đây nhất của Trung tâm nghiên cứu đại học Saint Louis về chất liên quan bệnh lý gan nhiễm mỡ có tên gọi là non-alcoholic steathepatitis (NASH). Liên quan đến sự béo phì và tăng cân nhanh của cơ thể, chất NASH ảnh hưởng 3 đến 4% người Mỹ trưởng thành và có thể dẫn đến một loại bệnh lý hủy tế bào gan mà dần dẫn đến xơ gan, viêm gan mạn tính, ung thư gan và tử vong.


Tiến sĩ Anping Chen ở viện đại học Saint Louis nói: “lấy mẫu tế bào gan bị xơ đem vào phòng thí nghiệm phân tích, mục tiêu nghiên cứu và tìm ra một cách tự nhiên để ngăn chặn và điều trị sự hủy hoại tế bào gan”. Nghiên cứu thử nghiệm trên động vật và con người và có kết luận rằng Curcumin trong củ nghệ là một chất có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn chặn và điều trị bệnh xơ gan mà có liên quan đến chất NASH.


Tìm thấy trên con người, ở những bệnh nhân béo phì và tiểu đường dạng 2 một hàm lượng rất cao chất Leptin, Insulin, và Đường, mà có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý xơ gan. Những thí nghiệm của Tiến sĩ Chen về chất Curcumin trong cây nghệ có vai trò tác động vào chất Leptin nguyên nhân chính gây bệnh lý xơ gan. Ông Chen khẳng định: chất Leptin đóng một vai trò chính trong việc phát sinh bệnh lý xơ gan và chất Curcumin có thể ức chế được chất Leptin.

Số lượng chất Leptin cao trong máu tác động vào các tế bào gan có hình dạng sao, đó là những tế bào gây ra sư tăng sản quá mức các protein tạo keo đó là động cơ thúc đẩy các tế bào gan bị xơ hóa. Và các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một trong số những hoạt động khác, đó là chất Curcumin trong củ nghệ thì hạn chế được tác hại của chất Leptin vào tế bào hình sao trong gan gây quá trình xơ gan.


BS Nguyễn Đức Hoạt
(Phòng y tế quận 4)
theo Medical News

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

KHÁM BỆNH PHÁT QUÀ TỪ THIỆN TẠI XÃ TÂN TÂY, HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG (20/3/2011)

ĐOÀN KHÁM BỆNH TỪ THIỆN THIÊN ÂN TRÊN ĐƯỜNG ĐẾN HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG - TIỀN GIANG
CÁC BÁC SĨ CHUẨN BỊ CHO CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH
NHỮNG MẠNH THƯỜNG QUẬN ĐANG SẮP XẾP QUÀ PHÁT CHO DÂN NGHÈO
BAC SĨ HÙNG TRƯỞNG ĐOÀN KHÁM BỆNH TỪ THIỆN THIÊN ÂN ĐANG ĐIỀU ĐỘNG VÀ SẮP XẾP NƠI KHÁM BỆNH VÀ PHÁT QUÀ CHO DÂN NGHÈO XÃ TÂN TÂY HUYỆN GÒ CÔNG ĐỘNG
CÁC BÁC SĨ ĐANG CHUẨN BỊ CHO CÔNG TÁC KHÁM BỆNH

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

NHỮNG NGƯỜI BÉO ĐANG TRONG TRẠNG THÁI TÂM THẦN BUỒN CHÁN THÌ RẤT KHÓ GIẢM ĐƯỢC CÂN

       Nếu như bạn đang cố gắng làm giảm cân, mà bạn đang trong trạng thái cảm giác buồn chán thì càng khó khăn hơn trong việc thực hiện giảm cân. Theo các nhà nghiên cứu của Trường đại học washington, và tường thuật của Bệnh viện Tâm Thần học tổng quát Seattle ở Mỹ. Họ đã nhận thấy rằng: một người dư cân thì chắc chắn rằng có nguy cơ tâm thần buồn chán cao hơn một người có cân nặng bình thường ở cùng lứa tuổi và chiều cao.
       Tiến sỹ Gregory Dimon và đội nghiên cứu đã ghi nhận trên 203 người đàn bà béo phì trong thời gian là 12 tháng. Tất cả họ ở tuổi 40 đến 60 tuổi và có những dấu hiệu tâm thần của sự buồn chán. Tất cả họ có chỉ số BMI trên 30, mức trung bình là 38,3.


Chỉ số BMI = cân nặng/chiều cao bình phương
Cân nặng tính bằng kg

Chiều cao tính bằng cm

Chỉ số BMI từ 18 - 24,9 cân nặng bình thường và lý tưởng;

BMI từ 25 – 29,9 thừa cân;


BMI trên 30 béo phì.


Ví dụ một người có chiều cao là 1,65m và cân nặng 75kg


Ta có chỉ số BMI= 75/(1,65)2 = 27,5 , nhận xét người này thừa cân.


Những người đàn bà thừa cân được chia thành 2 nhóm: nhóm giảm cân mà không có trạng thái tâm thần thất vọng, chán nản, và nhóm giảm cân với trạng thái buồn chán. Thì cả hai nhóm đều nổi bậc lên sự giảm cân sau đó nhưng nhóm đàn bà thừa cân có trạng thái tâm thần buồn chán phải được điều trị tâm lý tích cực.


Trong cả 2 nhóm được chia làm 26 phân nhóm nhỏ, và nghiên cứu trong thời gian một năm, kết quả nghiên cứu được đánh giá lúc 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng, các dữ liệu đánh giá bao gồm đo lường cân nặng cơ thể, những dấu hiệu tâm thần buồn chán, sự tường thuật của người đang được nghiên cứu, các hoạt động thể hình, và đánh giá lượng calori vào cơ thể. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng: sự thất vọng chán nản thường làm con người hạn chế sự vận động thể hình, những người đàn bà có tâm trạng buồn chán thường ít tập thể dục, ít vận động thậm chí có người lại ăn uống nhiều hơn và họ không nhận ra được sự tăng cân nhanh như thế nào! Trong khi họ luôn phủ nhận nguyên nhân của sự tăng cân là do tình trạng tâm lý thất vọng và chán nản.


Trong 6 tháng đầu tiên các nhà nghiên cứu nhận thấy có 30% người đàn bà có tâm trạng chán nản thất vọng có giảm 5% cân nặng cơ thể, và phần còn lại thì không có hiện tượng tăng cân thêm. Những người đàn bà mà được điều trị tâm lý về tâm trạng buồn chán, thì ít nhất giữ được cân nặng không tăng trong vòng 12 đến 24 tháng.


Quan tâm trạng thái tâm lý, áp dụng các phương pháp điều trị tâm lý cho người qúa cân và béo phì là một phương pháp cần thiết để làm giảm cân có hiệu quả. Quan điểm này thật sự rất quan trọng cho những người đang làm chương trình giảm béo.


Theo Medical News
Ngày 13/12/2010
Người dịch: BS Nguyển Đức Hoạt
(Phòng Y tế quận 4)













Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

MỘT LỜI GIẢI THÍCH MỚI TẠI SAO CHOCOLATE CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE CỦA TIM MẠCH

Đúng thời điểm ngày tình nhân, chocolate là món quà thường được cho và tặng nhau, các nhà khoa học đã đưa ra một khám phá về chocolate là một sản phẩm của cơ thể làm tăng loại mỡ mà người ta thường cho là có lợi cho cơ thể (High-Density Lipoprotein HDL) và giúp chống lại bệnh lý tim mạch. Đúng vậy những hộp chocolate đem lại sự thèm ăn và nhịp đập của quả tim, chất Polyphenol trong chocolate kích thích làm tăng các hoạt động của các protein mà trong đó có các proteins gắn kết với các đặc điểm của gen DNA bằng nhiều cách mà làm tăng cấp độ HDL trong máu.




Bác sĩ Midori Natsume ở trường đại học hoa kỳ đã có những nghiên cứu và cho rằng Cocoa là thành phần chính trong chocolate và làm giảm đi yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch bằng cách tăng cấp độ HDL (hay còn gọi là một loại mỡ tốt cho cơ thể) và giảm cấp độ LDL(low-density lipoprotein) một loại mỡ không tốt cho cơ thể. Một sự công nhận hiệu quả của chocolate trong bệnh lý tim mạch là một hoạt động kép chống lại sự oxy hóa trong chất Cocoa mà được gọi là polyphenol, mà có rất nhiều trong các loại Chocolate đen.

BS Nguyễn Đức Hoạt
Theo Medical News




Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

- Căn cứ công văn số 7348/SYT-QLDVYT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Trưởng Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Luật khám bệnh, chữa bệnh.
- Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Uỷ ban nhân dân quận 4 về việc triển khai Luật khám bệnh, chữa bệnh. Phòng Y tế thông báo đến các cơ sở hành nghề y tế tư nhân trên địa bàn quận 4 các nội dung sau:

1. Luật khám bệnh, chữa bệnh được Quốc Hội thông qua ngày 23/11/2009 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011, đồng thời Pháp Lệnh hành nghề y, dược tư nhân ban hành ngày 25/02/2003 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực.

2. Những vấn đề đã được Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định rõ, không giao Chính Phủ quy định chi tiết thì áp dụng trực tiếp các Quy định của Luật từ ngày 01/01/2011.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân đã có giấy phép và đang hoạt động vào thời điểm Luật khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực (ngày 01/01/2011) được tiếp tục hoạt động cho đến khi Nghị định của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh và các Văn bản hướng dẫn thi hành Luật có hiệu lực.

4. Đối với người hành nghề y tư nhân (kể cả cán bộ, công chức, viên chức y tế làm ngoài giờ) đã có giấy phép và đang hành nghề vào thời điểm Luật khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực (từ ngày 01/01/2011) được tiếp tục hành nghề cho đến khi Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật khám bệnh, chữa bệnh và các Văn bản hướng dẫn thi hành Luật có hiệu lực.

5. Cá nhân, tổ chức đã gửi hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân theo quy định của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân nhưng chưa được cấp trước ngày 01/01/2011 thì Sở Y tế sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế về việc hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

6. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lần đầu xin cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; người lần đầu xin cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tư nhân từ ngày 01/01/2011 sẽ chờ cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có hiệu lực.

BS NGUYỄN ĐỨC HOẠT
(Phòng Y tế quận 4)

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

CHỨC NĂNG CỦA HDL-CHOLESTEROL Ở MỨC CAO THẬT SỰ KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG TỐT CHO TIM MẠCH NHƯ CHÚNG TA NGHĨ.


Theo nghiên cứu mới của Mỹ mà được đăng trong tạp chí thông tin y khoa của Anh quốc (NEJM). Nghiên cứu này đã được trường đại học y khoa Pennsyvania ở Philadelphia khảo sát và đăng trên mạng internet ngày 13/2/2010

Các nhà nghiên cứu cho rằng: Sự khám phá này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển mạnh của các loại thuốc liên quan đến HDL-C trong điều trị bệnh lý tim mạch. Nguyên nhân chính của bệnh lý tim mạch là sự xơ vữa động mạch mà gây ra xơ vữa động mạch là do loại mỡ bám dính trong thành mạch. Khi các nhà nghiên cứu khám phá ra mức độ HDL-C cao trong máu, một loại mỡ gọi là tốt cho cơ thể và giúp giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch, thì có một làn sóng mới cho các nhà bào chế thuốc hướng đến mục tiêu  nâng cao chuẩn HDL-C trong máu để giúp điều trị bệnh lý tim mạch. Và các nghiên cứu gần đây đã đặt ra một vấn đề rằng dùng thuốc nâng cao mức độ HDL-C trong máu thì thật sự có tốt cho bệnh nhân hay không?.

Trong một nghiên cứu gần đây của Tiến sỹ y khoa Daniel J Rader, Giám đốc Trung tâm phòng chống bệnh lý tim mạch đã tìm ra được một sự đo lường đặc biệt về chức năng thật sự của HDL-C mà được gọi là “Khả năng hiệu quả” trong điều trị bệnh lý tim mạch hơn là mức độ quá cao của nó.

“khả năng hiệu quả” của HDL-C là một sự đo lường về khả năng loại bỏ các loại mỡ từ các đại thực bào chết hay là một loại bạch cầu mà gây ra từng mảng bám trong thành động mạch. Và nghiên cứu đầu tiên của Tiến sỹ Rader là đo lường chức năng của HDL-C trong việc loại bỏ mỡ từ các đại thực bào chết trong máu, thứ hai là đánh giá bệnh lý tim mạch ở một số lượng lớn bệnh nhân. Nghiên cứu trên 203 người tự nguyện trong việc khảo sát sự đóng mảng cholesterol trong động mạch cảnh của họ, và đo lường xơ mỡ động mạch. 442 người bệnh lý động mạch vành, 351 người không có bệnh lý tim mạch. Đo lường “Khả năng hiệu quả” của HDL-C trong tất cả 3 nhóm tham gia trên. Tiến sỹ Rader và trường đại học đã dùng một hệ thống đo lường đặc biệt để khảo sát đại thực bào hủy bằng một loại dịch Apolipoprotein B-depleted lấy từ mẫu máu của họ, và cho một kết quả ngược nhau về mối quan hệ giữa “khả năng hiệu quả” của HDL-C và sự đóng mảng mỡ trong thành mạch của các bệnh nhân trước và Sau khi xem xét cấp độ HDL-C. Sau khi xem xét độ tuổi và giới tính, kết quả xác nhận rằng tăng dần “khả năng hiệu quả” của HDL-C  giảm đi cường độ bệnh lý động mạch vành. Và khuynh hướng này cũng không thay đổi nhiều hơn sau khi tăng cấp độ HDL-C lên cao.
Sự tìm thấy “Khả năng hiệu quả” của HDL-C là một thông tin mới cần thiết cho các nhà chế biến và sản xuất thuốc trong việc chế biến ra một loại thuốc nâng cao mức HDL-C trong tầm đủ hiệu quả, không quá cao như chúng ta nghỉ trước đây.

Người dịch: BS Nguyễn Đức Hoạt
Theo Medical News

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

CHUYẾN ĐI KHÁM BỆNH TỪ THIỆN TẠI XÃ HIẾU LIÊM, HUYỆN VĨNH CỮU, TỈNH ĐỒNG NAI (HỒ THỦY ĐIỆN TRỊ AN - NGÀY 9/1/2011)

Đoàn khám bệnh từ thiện Linh Quang Tịnh xá-Hội Chữ thập Đỏ quận 4
Ông Nghiêm Dũng trưởng phòng khám Linh Quang phụ trách.

Nhân dân xã Hiếu Liêm, Huyện Vĩnh Cữu Đã chờ đợi đoàn khám bệnh từ sáng sớm!

Đoàn khám bệnh từ thiện đang sắp xếp bàn nghế chuẩn bị cho việc phát quà và khám bệnh cho dân nghèo
BS Phú Thọ điều hành sắp xếp thuốc chuẩn bị cho công tác khám bệnh